Hợp đồng chuyển giao công nghệ có hiệu lực khi nào? Hợp đồng chuyển giao công nghệ có bắt buộc phải đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng không?
>> Tiêu chuẩn IFS là gì? Hiện nay có bao nhiêu tiêu chuẩn IFS?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết.
- Trừ trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ gồm:
(i) Tên công nghệ được chuyển giao.
(ii) Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
(iii) Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
(iv) Phương thức chuyển giao công nghệ.
(v) Quyền và nghĩa vụ của các bên.
(vi) Giá, phương thức thanh toán.
(vii) Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
(viii) Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
(ix) Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
(x) Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
(xi) Phạt vi phạm hợp đồng.
(xii) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
(xiii) Cơ quan giải quyết tranh chấp.
(xiv) Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Như vậy, phạt vi phạm hợp đồng là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, quy định việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
Theo đó, văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); lý, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.