GHP là gì? Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào? Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được quy định thế nào theo Luật An toàn thực phẩm?
>> Sprint review là gì? Nội dung chính của Sprint review là gì?
>> Hợp đồng chuyển giao công nghệ có hiệu lực khi nào?
GHP (Good Hygiene Practice) hay Thực hành vệ sinh tốt, là một loạt các quy phạm vệ sinh hoặc nói cụ thể hơn là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP.
Thông thường GHP áp dụng với các cơ sở sản xuất hoặc chế biến các loại sản phẩm nông nghiệp, đây là tiêu chuẩn hỗ trợ cho tiêu chuẩn ISO 22000 hay hệ thống HACCP hoạt động hiệu quả hơn.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn |
Thực hành vệ sinh tốt (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Luật An toàn thực phẩm 2010 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật số 28/2018/QH14), chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như sau:
(i) Xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm.
(ii) Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
(iii) Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
(iv) Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(v) Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
(vi) Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
(vii) Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
(viii) Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.
Căn cứ Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được quy định như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
(ii) Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010 hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(iii) Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản (i) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.
Tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
(iv) Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Mục này.