Pháp luật hiện hành quy định biên lai phải có những nội dung bắt buộc nào? Cụ thể về những nội dung đó được quy định như thế nào? Ngôn ngữ sử dụng trong biên lai ra sao?
>> Năm 2025, giáo viên dạy thêm theo hợp đồng đóng thuế như thế nào?
>> Chi thanh toán ngày phép năm chưa nghỉ cho NLĐ có được trừ khi tính thuế TNDN?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy địnhh những nội dung cần có trong biên lai, bao gồm:
- Biên lai thu thuế, phí và lệ phí không in sẵn mệnh giá.
- Biên lai thu thuế, phí và lệ phí in sẵn mệnh giá.
- Biên lai thu thuế, phí và lệ phí.
(i) Ký hiệu mẫu biên lai bao gồm các thông tin như:
- Tên loại biên lai.
- Số liên biên lai
- Số thứ tự mẫu trong từng loại biên lai (mỗi loại biên lai có thể có nhiều mẫu khác nhau).
(ii) Ký hiệu biên lai là dấu hiệu dùng để phân biệt biên lai, được tạo thành từ:
- Hệ thống chữ cái tiếng Việt.
- 02 chữ số cuối của năm.
Lưu ý:
- Biên lai đặt in: 02 chữ số cuối của năm sẽ là năm in của biên lai đó.
- Biên lai tự in và biên lai điện tử: 02 chữ số cuối của năm là năm bắt đầu sử dụng biên lai ghi trên thông báo phát hành hoặc năm mà biên lai được in ra.
File Word Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 13/01/2025] |
Giải đáp thắc mắc: Biên lai phải có những nội dung bắt buộc nào (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Số thứ tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí và được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 07 chữ số.
- Biên lai tự in, biên lai đặt in: Số biên lai bắt đầu từ số 0000001.
- Biên lai điện tử thì số biên lai điện tử: Số biên lai bắt đầu từ số 1.
Vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Theo đó, liên của biên lai chỉ áp dụng đối với biên lai đặt in và tự in, là số tờ trong cùng một số biên lai. Mỗi số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên. Cụ thể trong đó:
- Liên (phần) 1: lưu tại tổ chức thu;
- Liên (phần) 2: giao cho người nộp thuế, phí, lệ phí;
Các liên từ thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật.
Biên lai được thể hiện là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Chữ số ghi trên biên lai là các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Đồng tiền ghi trên biên lai là đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản phải thu khác thuộc ngân sách nhà nước được pháp luật quy định có mức thu bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.
Trường hợp khi thu phí, lệ phí, nếu danh mục phí, lệ phí nhiều hơn số dòng của một biên lai thì được lập bảng kê kèm theo biên lai. Bảng kê do tổ chức thu phí, lệ phí tự thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng loại phí, lệ phí. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo biên lai số... ngày... tháng.... năm”.
Đối với tổ chức thu phí, lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức nội dung trên biên lai điện tử cho phù hợp với thực tế, tổ chức thu phí, lệ phí có văn bản trao đổi với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) xem xét và có hướng dẫn trước khi thực hiện.
Ngoài các thông tin bắt buộc theo quy định tại khoản này, tổ chức thu phí, lệ phí có thể tạo thêm các thông tin khác, kể cả tạo lo-go, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo phù hợp với quy định của pháp luật và không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai. Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm không được lớn hơn cỡ chữ của các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai.
1.6. Những nội dung khác
Ngoài những nội dung nêu từ Mục 1.1 đến Mục 1.5, còn những nội dung sau:
- Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.
- Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
- Ngày, tháng, năm lập biên lai.
- Chữ ký của người thu tiền. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là chữ ký số.
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).
2. Đồng tiền thu nộp phí, lệ phí
Cụ thể về đồng tiền thu nộp phí, lệ phí, được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 120/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP), gồm những nội dung sau:
Điều 3. Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí và quyết toán phí
…
4. Đồng tiền thu nộp phí, lệ phí
a) Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trường hợp quy định thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá như sau:
- Trường hợp nộp phí, lệ phí tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp phí, lệ phí mở tài khoản tại thời điểm nộp phí, lệ phí.
- Trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước thì áp dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ tại thời điểm nộp phí, lệ phí do Bộ Tài chính công bố.
- Trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp bằng tiền mặt hoặc theo hình thức khác cho tổ chức thu phí, lệ phí thì áp dụng tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí, lệ phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.
b) Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.