Trước đây tôi bị bệnh nghề nghiệp và đã được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp; mới đây, tôi bị tái phát bệnh thì có được hưởng trợ cấp tiếp không? – Đức Hải (Quảng Ninh).
>> Không lập hồ sơ tham gia BHXH cho người lao động, công ty có bị phạt?
>> Không có giấy chuyển tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?
Giải quyết trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động (NLĐ) sau khi bệnh tật tái phát được quy định tại Điều 10 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
(i) Đối với NLĐ đã hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2007:
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo bảng sau:
Mức suy giảm khả năng lao động trước khi giám định lại |
Mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại |
Mức trợ cấp một lần |
Từ 5% đến 10% |
Từ 10% trở xuống |
Không hưởng khoản trợ cấp mới |
Từ 11% đến 20% |
4 tháng lương cơ sở |
|
Từ 21% đến 30% |
8 tháng lương cơ sở |
|
Từ 11% đến 20% |
Từ 20% trở xuống |
Không hưởng khoản trợ cấp mới |
Từ 21% đến 30% |
4 tháng lương cơ sở |
|
Từ 21% đến 30% |
Từ 30% trở xuống |
Không hưởng khoản trợ cấp mới |
- Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hằng tháng. Mức hưởng theo quy định tại mục (ii) bên dưới.
(ii) Sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, NLĐ đã hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01/01/2007 được hưởng mức trợ cấp hằng tháng theo quy định sau:
Mức suy giảm khả năng lao động |
Mức trợ cấp hàng tháng |
Nhóm 1: Từ 31% đến 40% |
0,4 tháng lương cơ sở |
Nhóm 2: Từ 41% đến 50% |
0,6 tháng lương cơ sở |
Nhóm 3: Từ 51% đến 60% |
0,8 tháng lương cơ sở |
Nhóm 4: Từ 61% đến 70% |
1,0 tháng lương cơ sở |
Nhóm 5: Từ 71% đến 80% |
1,2 tháng lương cơ sở |
Nhóm 6: Từ 81% đến 90% |
1,4 tháng lương cơ sở |
Nhóm 7: Từ 91% đến 100% |
1,6 tháng lương cơ sở |
Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn thi hành 2023 |
Bị tái phát bệnh nghề nghiệp, người lao động có được hưởng trợ cấp? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31%.
Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó. Cụ thể như sau:
Mức trợ cấp một lần |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới |
- |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó |
= |
{5 x Lmin+ (m1 - 5)x 0,5 x Lmin} |
{5x Lmin +(m - 5) x 0,5x Lmin} |
Trong đó:
- Lmin : mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m1: mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m1 ≤ 30).
- m: mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
(ii) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động mới cụ thể:
Mức trợ cấp hằng tháng |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
= {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L+ (t - 1) x 0,003 x L}
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m1: mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m1 ≤ 100).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ- CP.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ- CP.
Lưu ý: Mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với NLĐ được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động tại mục 1.2 được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.
Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01/01/2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng.
Mức trợ cấp hằng tháng |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
= {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
- m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m ≤ 100).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ- CP.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ- CP.
Lưu ý: Mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với NLĐ được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động tại mục 1.3 được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.
NLĐ bị bệnh nghề nghiệp mà mức suy giảm khả năng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp mà bệnh tật tái phát sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp thì mức trợ cấp tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, khi tái phát thì mức hưởng tùy thuộc vào thời điểm hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp lần đầu và sức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại do bệnh tật tái phát bởi Hội đồng Giám định y khoa.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, để được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với người bị bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi bệnh tật tái phát, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp; bản sao hợp lệ hồ sơ hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
- Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
- Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị bệnh tật tái phát của Hội đồng Giám định y khoa.
- Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).