Trường hợp người lao động bị sếp ‘tác động vật lý’ (cụ thể là tát tai) thì nhân viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và không phải báo trước? – Thu Hà (An Giang).
>> Tải file word mẫu bản cam kết không tái phạm mới nhất ở đâu?
>> Lễ Phật Đản là gì? Xin nghỉ phép ngày Lễ Phật Đản 2024 có được không?
Thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội đưa ra thuật toán xử phạt những từ ngữ có xu hướng bạo lực (như là cướp, giết, hiếp, đánh…); do đó, người dùng thường sử dụng từ ‘tác động vật lý’ để thay cho từ đánh.
Ví dụ: Trước kia dùng nói là “A đánh B dẫn đến B bị thương” thì nay viết là “A tác động vật lý B dẫn đến B bị thương”.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước nếu bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
Như vậy, nếu bị sếp ‘tác động vật lý’ thì nhân viên được quyền nghỉ ngay mà không cần báo trước đối với trường hợp sếp chính là người sử dụng lao động.
Lưu ý: Trường hợp sếp chỉ là quản lý cấp trung (không phải là người sử dụng lao động) thì nhân viên cần thông báo với người sử dụng lao động biết về việc sếp có hành vi vi phạm pháp luật với mình, để từ đó người sử dụng lao động có phương án giải quyết sự việc một cách thỏa đáng nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân viên. Nếu nhân viên tự nghỉ việc ngay trong trường hợp này là vi phạm pháp luật về lao động.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 22/12/2023) |
Giải đáp thắc mắc bị sếp ‘tác động vật lý’ nhân viên có quyền nghỉ ngay hay không (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. … |