Cho tôi hỏi tài khoản 992 (tài sản khác giữ hộ) được quy định như thế nào? – Duy Hoàng (Gia Lai).
>> Tài khoản 831 (chi phí thuế TNDN)
>> Tài khoản 993 (tài sản thuê ngoài)
Tại khoản 1 Điều 69 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 992 (tài sản khác giữ hộ) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản 992 (tài sản khác giữ hộ) dùng để phản ánh các tài sản của các đơn vị khác giao cho tổ chức tài chính vi mô giữ hộ theo chế độ quy định. Giá trị của tài sản giữ hộ được hạch toán theo giá thực tế của hiện vật, nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán.
- Tổ chức tài chính vi mô mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị có tài sản nhờ giữ hộ. Ngoài sổ tài khoản chi tiết, tổ chức tài chính vi mô lưu biên bản giao nhận tài sản giữ hộ để theo dõi hiện vật.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 992 (tài sản khác giữ hộ) được quy dịnh tại khoản 2 Điều 69 Thông tư 05/2019/TT-BTC. Cụ thể như sau:
- Bên Nợ: Giá trị tài sản nhận giữ hộ.
- Bên Có: Giá trị tài sản trả lại cho người gửi.
- Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị tài sản tài chính vi mô đang giữ hộ khách hàng tại thời điểm báo cáo.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 992 (tài sản khác giữ hộ) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 28 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định hình thức góp vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô như sau:
(i) Vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô được góp bằng tiền là đồng Việt Nam đối với phần vốn góp của thành viên góp vốn, giá trị thực vốn được giao, vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi theo quy định tại mục (ii) dưới đây.
(ii) Giá trị thực vốn được giao, vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi là chênh lệch giữa tài sản có và nợ phải trả của chương trình, dự án tài chính vi mô trên báo cáo kiểm toán độc lập trong thời hạn không quá 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và được cơ quan có thẩm quyền, tổ chức sở hữu vốn được giao, vốn được cấp có văn bản giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ để tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô.
Điều 31. Chuyển nhượng phần vốn góp - Thông tư 03/2018/TT-NHNN 1. Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải tuân thủ các quy định của Điều 29 Thông tư này, Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan. 2. Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác với điều kiện đảm bảo các tỷ lệ sở hữu vốn góp quy định tại Điều 29 Thông tư này. 3. Đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các thành viên góp vốn được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho thành viên góp vốn, tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên đảm bảo: a) Không làm thay đổi hình thức pháp lý của tổ chức tài chính vi mô; b) Ưu tiên chuyển nhượng phần vốn cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện; c) Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác chỉ được thực hiện khi các thành viên góp vốn còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chào bán và được thực hiện theo các điều kiện không ưu đãi hơn các điều kiện chuyển nhượng cho các bên góp vốn còn lại trong tổ chức tài chính vi mô; d) Tổ chức, cá nhân khác nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên phải đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này. 4. Việc chuyển nhượng vốn góp phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Hồ sơ, trình tự chấp thuận việc chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. |