PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về xử lý tình huống, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu từ 2024 qua bài viết sau đây:
>> Quy định về xử lý tình huống, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu từ 2024 (Phần 3)
>> Quy định về xử lý tình huống, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu từ 2024 (Phần 2)
Căn cứ Điều 93 Luật Đấu thầu 2023, thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị áp dụng từ ngày 01/01/2024 được quy định như sau:
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị bao gồm:
(i) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập;
(ii) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương thành lập;
(iii) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập.
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tư.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về xử lý tình huống, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu từ 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và bộ phận thường trực của Chủ tịch Hội đồng tư vấn được quy định như sau:
- Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu cần thiết) và các thành viên khác là đại diện của người có thẩm quyền, cơ quan có liên quan và có thể có đại diện của hiệp hội nghề nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học.
Thành viên Hội đồng tư vấn không được là người có quan hệ gia đình theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 với người ký đơn kiến nghị, cá nhân thuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm định và người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
- Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại đoạn (i) Mục 6.1 của bài viết là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại đoạn (ii) Mục 6.1 của bài viết là đại diện của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này. Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại đoạn (iii) Mục 6.1 của bài viết là đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ phận thường trực của Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị là đơn vị được giao quản lý về hoạt động đấu thầu nhưng không gồm các cá nhân thuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm định của gói thầu, dự án. Bộ phận thường trực thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu, nhà đầu tư có kiến nghị nộp.
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có trách nhiệm sau đây:
(i) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại đoạn (i) Mục 6.1 của bài viết có trách nhiệm tư vấn giải quyết kiến nghị trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
(ii) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại đoạn (ii) Mục 6.1 của bài viết có trách nhiệm tư vấn giải quyết kiến nghị đối với tất cả gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm, dự án đầu tư kinh doanh do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương là người có thẩm quyền hoặc quản lý, trừ gói thầu, dự án quy định tại đoạn (i) Mục 6.3 này;
(iii) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại đoạn (iii) Mục 6.1 của bài viết có trách nhiệm tư vấn giải quyết kiến nghị đối với tất cả gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm, dự án đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ gói thầu, dự án quy định tại đoạn (i), (ii) Mục 6.3 này.
Hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được quy định như sau:
- Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị hoạt động theo từng vụ việc, làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình;
- Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin của gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh và các thông tin liên quan khác để thực hiện nhiệm vụ;
- Kết quả giải quyết kiến nghị được gửi đến người có thẩm quyền trong thời hạn 25 ngày đối với kiến nghị của nhà thầu, 35 ngày đối với kiến nghị của nhà đầu tư kể từ ngày Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập.
Căn cứ Điều 94 Luật Đấu thầu 2023, quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng từ ngày 01/01/2024 được quy định như sau:
- Việc khởi kiện ra Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Khi nộp đơn khởi kiện hoặc trong quá trình Tòa án giải quyết vụ kiện, các bên có quyền yêu cầu Tòa án tạm dừng việc đóng thầu; phê duyệt danh sách ngắn; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.