Phân loại dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163/2024/NĐ-CP. Hình thức trong hoạt động kinh doanh viễn thông và quyền của doanh nghiệp viễn thông theo Luật Viễn thông 2023.
>> Tổng hợp 05 địa điểm Countdown 2025 TPHCM
>> Từ 2025 xe ô tô hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định về phân loại dịch vụ viễn thông bao gồm:
(i) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm các loại sau:
- Dịch vụ thoại.
- Dịch vụ nhắn tin.
- Dịch vụ fax.
- Dịch vụ hội nghị truyền hình.
- Dịch vụ kênh thuê riêng.
- Dịch vụ truyền số liệu.
- Dịch vụ truyền dẫn cho phát thanh, truyền hình.
- Dịch vụ truyền dẫn cho kết nối máy tới máy.
- Dịch vụ mạng riêng ảo.
- Dịch vụ kết nối Internet.
- Dịch vụ cho thuê toàn bộ hoặc một phần mạng viễn thông.
- Dịch vụ viễn thông cộng thêm của dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản.
- Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
(ii) Những dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
- Dịch vụ thư điện tử.
- Dịch vụ thư thoại.
- Dịch vụ fax gia tăng giá trị.
- Dịch vụ truy nhập Internet.
- Dịch vụ trung tâm dữ liệu.
- Dịch vụ điện toán đám mây.
- Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet.
File Word Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn |
Quy định về phân loại dịch vụ viễn thông từ tháng 12/2024 (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ tại Điều 10 Luật Viễn thông 2023 quy định về các hình thức kinh doanh viễn thông cụ thể như sau:
1. Kinh doanh viễn thông bao gồm các hình thức sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi;
b) Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư sản xuất, trao đổi, mua, bán, cho thuê hàng hóa viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải tuân theo quy định tại Điều 42 và Điều 55 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, hình thức kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm: kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Viễn thông 2023 quy định về quyền đối với doanh nghiệp viễn thông như sau:
- Xây dựng, lắp đặt và sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông cùng đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và các điểm phục vụ công cộng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác.
- Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông.
- Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông mà mình đã thuê nếu được doanh nghiệp viễn thông cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông đồng ý.
- Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định của Luật này về quản lý tài nguyên viễn thông.
- Nghiên cứu phát triển, triển khai thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông.
- Có các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 7 Luật Viễn thông 2023 quy định về những thông tin ưu tiên truyền qua mạng viễn thông bao gồm:
- Thông tin khẩn cấp để phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu.
- Thông tin khẩn cấp phục vụ cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn và các thảm họa khác.
- Thông tin khẩn cấp nhằm phòng, chống dịch bệnh.
- Những thông tin thuộc trường hợp khác theo quy định pháp luật về tình trạng khẩn cấp.