Kể từ năm 2004, ngày 13/10 hàng năm trở thành Ngày Doanh nhân Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 11/10/2024
>> Cấm các ngân hàng thực hiện khuyến mại trái quy định cho khách gửi tiền
(i) Ngày doanh nhân Việt Nam
Căn cứ Điều 1 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004, hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là "Ngày Doanh nhân Việt Nam".
Như vậy, ngày 13/10 hằng năm được lấy làm ngày Doanh nhân Việt Nam với mục đích tôn vinh các doanh nhân, tạo cơ hội giao lưu, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp.
(ii) Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày doanh nhân Việt Nam
Ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới Công thương Việt Nam nhằm khích lệ tinh thần của giới Công thương trong xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.
Để phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, cũng như đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đề nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp, ngày 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải đã ký Quyết định 990/QĐ-TTg về ngày Doanh nhân Việt Nam, hằng năm lấy ngày 13/10 là ngày Doanh nhân Việt Nam.
Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 13/10 là ngày Doanh nhân Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc - đó chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Lưu ý: Những nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, ý nghĩa của ngày doanh nhân Việt Nam
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, quy định về các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:
(i) Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 05 ngày.
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch).
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
(ii) Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản (i) nêu trên này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
(iii) Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch và lễ Quốc khánh.
Theo quy định nêu trên thì những ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không bao gồm ngày Doanh nhân Việt Nam, nên người lao động vẫn sẽ đi làm bình thường vào ngày này. Tuy nhiên, ngày doanh nhân Việt Nam năm nay (13/10/2024) rơi vào ngày nghỉ hàng tuần là ngày Chủ nhật nên người lao động có chế đọ nghỉ hàng tuần vẫn được nghỉ vào ngày này.
Căn cứ Điều 2 Quyết định 990/QĐ-TTg, việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.
- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.