PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính (Phần 7)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính (Phần 6)
Tại phần 07 của bài viết đã trình bày 02 nội dung về Bảng cân đối kế toán cứ theo Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC), sau đây là nội dung tiếp theo của nội dung tiếp theo của Bảng cân đối kế toán và nội dung về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Căn cứ theo Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính (Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC), nội dung chuẩn mực kế toán số 21 được quy định như sau:
(i) Trong Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:
- Tiền và các khoản tương đương tiền.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
- Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác.
- Hàng tồn kho.
- Tài sản ngắn hạn khác.
- Tài sản cố định hữu hình.
- Tài sản cố định vô hình.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
- Tài sản dài hạn khác.
- Vay ngắn hạn.
- Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác.
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác.
- Các khoản dự phòng.
- Phần sở hữu của cổ đông thiểu số.
- Vốn góp.
- Các khoản dự trữ.
- Lợi nhuận chưa phân phối.
(ii) Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toán khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
(iii) Cách thức trình bày các yếu tố thông tin trên Bảng cân đối kế toán áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp sẽ được quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này (Đoạn 51 chỉ quy định các khoản mục khác nhau về tính chất hoặc chức năng cần phải được trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán). Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm:
- Các khoản mục hàng dọc được đưa thêm vào khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán hoặc khi quy mô, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thông tin đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Cách thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có thể được sửa đổi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình hình tài chính tổng quan của doanh nghiệp. Ví dụ ngân hàng, các tổ chức tài chính tương tự thì việc trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định cụ thể hơn trong Chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự”.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính (Phần 8)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Những thông tin sau đây phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính:
- Doanh nghiệp phải trình bày trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính việc phân loại chi tiết bổ sung các khoản mục được trình bày, sắp xếp phù hợp với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi khoản mục cần được phân loại chi tiết, nếu cần, theo tính chất; giá trị các khoản phải trả và phải thu từ công ty mẹ, từ các công ty con, công ty liên kết và từ các bên liên quan khác cần phải được trình bày riêng rẽ.
- Mức độ chi tiết của việc phân loại chi tiết các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ tùy thuộc vào những quy định của các chuẩn mực kế toán và cũng tùy thuộc vào quy mô, tính chất và chức năng của giá trị các khoản mục. Việc trình bày sẽ thay đổi đối với mỗi khoản mục, ví dụ:
+ Các tài sản cố định hữu hình được phân loại theo qui định trong Chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình” ra thành Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; tài sản cố định hữu hình khác.
+ Các khoản phải thu được phân tích ra thành các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu của các bên có liên quan, các khoản thanh toán trước và các khoản phải thu khác.
+ Hàng tồn kho được phân loại, phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”, ra thành nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm,..
+ Các khoản dự phòng được phân loại riêng biệt cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp; và
+ Vốn góp và các khoản dự trữ được trích lập từ lợi nhuận được phân loại riêng biệt thành vốn góp, thặng dư vốn cổ phần và các khoản dự trữ.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính (Phần 9).