PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm (Phần 6)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm (Phần 5)
Căn cứ vào Chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC, bài viết tiếp tục đề cập đến quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19. Cụ thể như sau:
…
2.3.8. Tỷ suất đầu tư trong tương lai
(a) Doanh nghiệp bảo hiểm không nhất thiết phải thay đổi các chính sách kế toán cho các hợp đồng bảo hiểm để tính toán lại tỷ suất đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên có một giả định là báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ giảm độ hợp lý và tin cậy nếu như họ sử dụng chính sách kế toán để phản ánh tỷ suất đầu tư trong tương lai nhằm tính toán các hợp đồng bảo hiểm, trừ khi những tỷ suất đó phản ánh khoản phải thanh toán theo hợp đồng.
Ví dụ về các chính sách kế toán phản ánh những tỷ suất đầu tư trong tương lai:
- Sử dụng tỷ lệ chiết khấu phản ảnh tiền lãi được ước tính trên tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm; hoặc
- Đưa ra dự kiến mức hoàn vốn trên các tài sản này với một tỷ lệ hoàn vốn ước tính, chiết khấu các khoản hoàn vốn dự kiến đó bằng các tỷ lệ khác nhau và bao gồm cả những kết quả tính toán nợ bảo hiểm.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(b) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể khắc phục giả định nêu ở mục 2.3.8(a) bên trên chỉ khi các sự thay đổi khác trong chính sách kế toán với mức tăng tính hợp lý và độ tin cậy của các báo cáo tài chính lớn hơn mức giảm tính hợp lý và độ tin cậy gây ra bởi tỷ suất đầu tư tương lai.
Ví dụ: Các chính sách kế toán hiện tại của doanh nghiệp bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm bao hàm các giả định quá thận trọng được đặt ra tại thời điểm ban đầu và một tỷ lệ chiết khấu theo qui định mà không cần tham khảo thực trạng thị trường, bỏ qua một số quyền chọn cũng như bảo đảm đi kèm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có thể làm cho báo cáo tài chính trở lên hợp lý hơn mà không làm giảm độ tin cậy bằng cách chuyển sang một số thay đổi, có sự chú ý hơn cho mục đích đầu tư và được sử dụng một cách rộng rãi hơn, liên quan đến:
- Các ước tính và giả định hiện hành.
- Sự điều chỉnh hợp lý (nhưng không quá thận trọng) để phản ánh rủi ro và tính không chắc chắn.
- Việc xác định phản ánh cả giá trị thực và giá trị thời gian của quyền lựa chọn và đảm bảo đính kèm.
- Tỷ lệ chiết khấu thị trường hiện hành, thậm chí tỷ lệ chiết khấu đó phản ánh tỷ lệ lãi ước tính trên tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm.
(c) Trong một số phương pháp tính toán, tỷ lệ chiết khấu được dùng để xác định giá trị hiện tại của khoản lợi nhuận trong tương lai. Khoản lợi nhuận này được quy về từng giai đoạn khác nhau theo một công thức.
Trong những phương pháp đó, có phương pháp tỷ lệ chiết khấu tác động đến việc tính toán các khoản nợ một cách gián tiếp. Cụ thể phương pháp sử dụng tỷ lệ chiết khấu không hợp lý có thể có những tác động nhất định hoặc là không có tác động gì đối với việc tính toán các khoản nợ tại thời điểm ban đầu.
Tuy nhiên, trong những phương pháp khác, tỷ lệ chiết khấu xác định việc tính toán các khoản nợ một cách trực tiếp, thì việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu dựa trên tài sản có ảnh hưởng đáng kể hơn, nên hầu như doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thể khắc phục được giả định nêu trong mục 2.3.8(a) bên trên.
2.3.9. Các hợp đồng bảo hiểm thu được từ hợp nhất kinh doanh hay chuyển giao có tính mua lại hợp đồng bảo hiểm
(i) Theo Chuẩn mực kế toán số 11- "Hợp nhất kinh doanh", trong ngày hợp nhất doanh nghiệp bảo hiểm có thể tính toán giá trị hợp lý các khoản nợ bảo hiểm ước tính và các tài sản bảo hiểm được thu nhận trong hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm được phép nhưng không bắt buộc sử dụng cách trình bày để tách biệt giá trị hợp lý của các hợp đồng bảo hiểm thu nhận được thành 2 phần:
- Nợ được xác định giá trị dựa trên cơ sở các chính sách kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm mà họ phát hành; và
- Tài sản vô hình đại diện cho sự khác biệt giữa:
+ Giá trị hợp lý của các quyền bảo hiểm trong hợp đồng được thu nhận và các nghĩa vụ bảo hiểm ước tính.
+ Giá trị khoản nợ được xác định giá trị dựa trên cơ sở các chính sách kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm mà họ phát hành.
Sau đó việc tính toán tài sản này sẽ phải nhất quán với tính toán của khoản nợ bảo hiểm có liên quan.
(ii) Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có thể dùng phương thức trình bày chi tiết hơn như đã mô tả trong đoạn (i) mục 2.3.9 này.
(iii) Các tài sản vô hình quy định tại đoạn (i) và (ii) mục 2.3.9 này không thuộc phạm vi của Chuẩn mực "Tổn thất tài sản" và Chuẩn mực "Tài sản cố định vô hình". Tuy nhiên, Chuẩn mực "Tổn thất tài sản" và Chuẩn mực "Tài sản cố định vô hình" được áp dụng cho các khách hàng liên quan đến các hợp đồng tương lai mà các quyền hoặc nghĩa vụ bảo hiểm trong hợp đồng không hiện hữu tại ngày hợp nhất kinh doanh hoặc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm (Phần 8).