PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm (Phần 3)
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm (Phần 2)
Căn cứ vào Chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC, bài viết tiếp tục đề cập đến quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19. Cụ thể như sau:
Một số hợp đồng bảo hiểm bao gồm cả phần bảo hiểm và phần đặt cọc, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền lựa chọn công khai hay không công khai khoản tiền đặt cọc theo quy định sau:
(i) Khoản tiền đặt cọc phải công khai nếu thoả mãn cả hai điều kiện sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm có thể xác định riêng rẽ được khoản tiền đặt cọc bao gồm bất kỳ quyền chấm dứt nào đi kèm và không xét đến phần bảo hiểm.
- Chính sách kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm không yêu cầu phải ghi nhận tất cả quyền và nghĩa vụ phát sinh từ khoản tiền đặt cọc này như ví dụ tại mục 2.2.2.
(ii) Không bắt buộc phải công khai trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm xác định được khoản tiền đặt cọc một cách riêng rẽ bao gồm bất kỳ quyền chấm dứt nào đi kèm và không xét đến phần bảo hiểm, nhưng chính sách kế toán đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải ghi nhận tất cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ khoản tiền đặt cọc, không tính đến cơ sở được sử dụng để tính toán những quyền và nghĩa vụ đó.
(iii) Không phải công khai trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không thể xác định được khoản tiền đặt cọc một cách riêng rẽ bao gồm bất kỳ quyền chấm dứt nào đi kèm và không xét đến phần bảo hiểm.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm nhận khoản tiền đặt cọc để thanh toán tổn thất trong tương lai từ các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nhưng theo hợp đồng thì doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phải có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đặt cọc này trong những năm tới. Nếu chính sách kế toán của doanh nghiệp nhượng tái cho phép họ ghi nhận khoản đặt cọc này là thu nhập, mà không ghi nhận là khoản phải trả thì bắt buộc phải công khai.
Để đáp ứng yêu cầu công khai báo cáo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phải áp dụng:
- Chuẩn mực kế toán số 19 đối với phần bảo hiểm.
- Chuẩn mực "Công cụ tài chính" đối với khoản tiền đặt cọc.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải áp dụng các chính sách kế toán:
- Không được trích lập và ghi nhận khoản dự phòng để bồi thường trong tương lai, nếu các yêu cầu đòi bồi thường phát sinh từ các hợp đồng này không tồn tại tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính.
Ví dụ: Dự phòng dao động lớn hay dự phòng đảm bảo cân đối).
- Phải kiểm tra tính đầy đủ của các khoản nợ phải trả quy định trong mục 2.3.2 Phần 5 của bài viết này.
- Xoá bỏ một khoản nợ bảo hiểm (hoặc một phần của khoản nợ bảo hiểm) ra khỏi Bảng cân đối kế toán khi nó đã được thanh toán, được huỷ bỏ hay hết hạn.
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được bù trừ:
+ Các tài sản tái bảo hiểm với các khoản nợ bảo hiểm liên quan; hoặc
+ Thu nhập hay chi phí của những hợp đồng tái bảo hiểm với các chi phí hay thu nhập của các hợp đồng bảo hiểm liên quan.
- Cần phải xem xét, đánh giá mức độ giảm giá của các tài sản tái bảo hiểm như quy định tại mục 2.3.3 Phần 5 của bài viết.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm (Phần 5).