PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
>> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung (Phần 5)
Tại phần 01 của bài viết đã trình bày quy định chung của chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Chuẩn mực số 10 (Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC), sau đây là nội dung của chuẩn mực kế toán số 10:
Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Chuẩn mực số 10 (Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC), nội dung của chuẩn mực kế toán số 10 được quy định như sau:
Một giao dịch bằng ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:
+ Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ.
+ Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ.
+ Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện
+ Mua hoặc thanh lý các tài sản; phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ.
+ Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC
(Phần 2) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Đơn vị tiền tệ kế toán: Là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
- Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.
Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó.
- Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán:
+ Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.
+ Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch.
+ Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.
- Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán có liên quan. Ví dụ hàng tồn kho được xác định theo giá gốc, tài sản cố định được xác định theo nguyên giá cho dù giá trị ghi sổ được xác định trên cơ sở giá gốc, nguyên giá hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định của các khoản mục có gốc ngoại tệ sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực số 10.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (Phần 3).