PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 6)
>> Hướng dẫn tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 5)
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC), phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) quy định như sau:
- Nợ các tài khoản 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch);
- Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái);
- Có các tài khoản 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán);
- Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Nợ các tài khoản 121, 128, 221, 222, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch);
- Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái); - Có các tài khoản 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán);
- Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
- Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
+ Nợ tài khoản 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh);
+ Nợ tài khoản 635- Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái);
+ Có các tài khoản 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán);
+ Có tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
- Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ:
+ Nợ các tài khoản 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại Khoản ký quỹ, ký cược);
+ Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái);
+ Có tài khoản 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ);
+ Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài Khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài Khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài Khoản phải trả bằng ngoại tệ, việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện tại thời Điểm phát sinh giao dịch hoặc định kỳ tùy theo đặc Điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời tại thời Điểm cuối kỳ kế toán:
- Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo:
+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các tài khoản 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Có các tài khoản 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
- Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ và việc hạch toán Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được thực hiện theo quy định tại Khoản 4.2 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Doanh nghiệp phải thuyết minh rõ về việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái trên thuyết minh báo cáo tài chính và việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 8)