PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tại phần 2 của bài viết đã nêu 03 nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định của Tài khoản 211 theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sau đây là các nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định còn lại:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở doanh nghiệp cấp, doanh nghiệp điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật và các chi phí liên quan trực tiếp như vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)... mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Riêng nguyên giá tài sản cố định hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc trong cùng doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở doanh nghiệp bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc không được hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Nguyên giá tài sản cố định do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu, tặng: Là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp; Các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có).
Nguyên giá tài sản cố định mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Chỉ được thay đổi nguyên giá tài sản cố định hữu hình trong các trường hợp:
- Đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của Nhà nước.
- Xây lắp, trang bị thêm cho tài sản cố định.
- Thay đổi bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng.
- Cải tiến bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
- Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước.
- Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của tài sản cố định.
Mọi trường hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý tài sản cố định và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ tài sản cố định về mặt kế toán.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4).