PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (Phần 5)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (Phần 4)
Căn cứ theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 560) (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), Chuẩn mực kiểm toán số 560 được quy định như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 560 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Hướng dẫn đoạn 06 - 09 Chuẩn mực kiểm toán 560 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Dựa trên đánh giá rủi ro của kiểm toán viên, các thủ tục kiểm toán quy định tại đoạn 06 Chuẩn mực kiểm toán số 560 có thể bao gồm các thủ tục cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, như việc soát xét hoặc kiểm tra tài liệu, sổ kế toán hoặc các giao dịch phát sinh giữa ngày kết thúc kỳ kế toán và ngày lập báo cáo kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán quy định tại đoạn 06 và 07 Chuẩn mực kiểm toán số 560 được bổ sung cho những thủ tục mà kiểm toán viên có thể thực hiện vì mục đích khác, tuy nhiên những thủ tục này có thể cung cấp bằng chứng về sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (ví dụ, các thủ tục kiểm tra chia cắt niên độ hay các thủ tục liên quan tới các khoản phải thu đã thu được tiền sau ngày kết thúc kỳ kế toán được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư tài khoản tại ngày khóa sổ kế toán, cũng có thể cung cấp bằng chứng về sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán).
- Đoạn 07 Chuẩn mực kiểm toán số 560 quy định những thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên phải thực hiện để đạt được các yêu cầu quy định tại đoạn 06 Chuẩn mực kiểm toán số 560. Tuy nhiên, những thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán có thể phụ thuộc vào các thông tin sẵn có, đặc biệt là phụ thuộc vào các tài liệu, sổ kế toán đã được lập sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Nếu đơn vị chưa ghi chép đầy đủ, kịp thời tài liệu, sổ kế toán, không lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cho mục đích nội bộ hay bên ngoài), hoặc không lập các biên bản họp của Ban Giám đốc hay Ban quản trị thì những thủ tục kiểm toán thích hợp có thể được thực hiện theo hình thức kiểm tra các tài liệu đã có, kể cả sổ phụ ngân hàng. Đoạn A8 Chuẩn mực kiểm toán số 560 đưa ra ví dụ về một số vấn đề mà kiểm toán viên có thể cân nhắc thêm trong quá trình phỏng vấn.
- Ngoài các thủ tục kiểm toán theo quy định tại đoạn 07 Chuẩn mực kiểm toán số 560, kiểm toán viên có thể thấy cần thực hiện các thủ tục khác phù hợp như:
+ Xem xét bảng dự toán gần nhất của đơn vị được kiểm toán, kế hoạch về luồng tiền và các báo cáo quản trị có liên quan cho các kỳ sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
+ Phỏng vấn (hoặc mở rộng nội dung phỏng vấn bằng lời hoặc bằng văn bản trước đây) chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị về các vụ kiện tụng và tranh chấp.
+ Cân nhắc sự cần thiết phải thu thập giải trình bằng văn bản về một số sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán để hỗ trợ các bằng chứng kiểm toán khác và để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Chuẩn mực kiểm toán số 560 theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (Phần 6)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 07(b) Chuẩn mực kiểm toán số 560 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Khi phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) về việc liệu có sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hay không, kiểm toán viên có thể phỏng vấn về tình trạng hiện tại của các khoản mục đã được hạch toán trên cơ sở thông tin sơ bộ hoặc thông tin không chính thức và kiểm toán viên có thể phỏng vấn cụ thể về những vấn đề sau:
- Những cam kết, khoản vay hay bảo lãnh mới được ký kết.
- Việc mua, bán tài sản đã phát sinh hoặc dự kiến thực hiện.
- Tăng vốn chủ sở hữu (như phát hành cổ phiếu) hoặc phát hành các công cụ nợ (như phát hành trái phiếu) hay những thỏa thuận về sáp nhập hoặc giải thể đã ký kết hoặc dự kiến ký kết.
- Những tài sản bị Chính phủ trưng dụng hoặc bị tổn thất do hoả hoạn hay lụt bão.
- Những phát sinh liên quan đến tài sản hoặc nợ tiềm tàng.
- Những bút toán điều chỉnh bất thường đã thực hiện hay dự định thực hiện.
- Những sự kiện đã phát sinh hoặc có thể sẽ phát sinh dẫn đến nghi ngờ về tính thích hợp của các chính sách kế toán đã được sử dụng để lập báo cáo tài chính, ví dụ những sự kiện dẫn đến nghi ngờ về tính chắc chắn của giả định hoạt động liên tục.
- Những sự kiện đã phát sinh liên quan đến việc xác định các ước tính kế toán hoặc về lập dự phòng trong báo cáo tài chính.
- Những sự kiện đã phát sinh liên quan đến khả năng thu hồi tài sản.
Hướng dẫn đoạn 07(c) Chuẩn mực kiểm toán 560 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công:
Trong lĩnh vực công, kiểm toán viên có thể xem xét các tài liệu chính thức về các biên bản có liên quan từ cơ quan quản lý và phỏng vấn về những vấn đề được nêu trong dự thảo biên bản nếu chưa có tài liệu chính thức.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 560: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (Phần 7).