PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 32)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 31)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan) (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 540) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 540. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 540 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Hướng dẫn đoạn 21 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
(i) Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể nhận thấy những nhận định và quyết định của Ban Giám đốc có dấu hiệu thiên lệch. Những dấu hiệu này có thể khiến kiểm toán viên phải xem xét xem rủi ro kiểm toán đã được đánh giá đúng hay chưa và các biện pháp để giảm thiểu rủi ro kiểm toán có còn phù hợp hay không.
Kiểm toán viên có thể phải cân nhắc đến việc thay đổi hoặc bổ sung các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn còn lại của cuộc kiểm toán. Hơn thế nữa, những dấu hiệu này còn ảnh hưởng đến đánh giá của kiểm toán viên về việc tổng thể báo cáo tài chính có còn chứa đựng sai sót trọng yếu hay không, như quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
(ii) Ví dụ về các dấu hiệu có thể có sự thiên lệch của Ban Giám đốc với các ước tính kế toán, bao gồm:
+ Thay đổi một ước tính kế toán, hoặc phương pháp ước tính dựa vào đánh giá chủ quan của Ban Giám đốc rằng hoàn cảnh đã thay đổi.
+ Sử dụng một giả định của chính đơn vị đối với ước tính kế toán về giá trị hợp lý trong khi giả định đó không nhất quán với các giả định có thể kiểm chứng được trên thị trường.
+ Lựa chọn hay xây dựng một tập hợp các giả định quan trọng mang lại giá trị ước tính có lợi cho mục tiêu của Ban Giám đốc.
+ Lựa chọn giá trị ước tính có thể cho thấy sự lạc quan hoặc bi quan.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 33)
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 22 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định và hướng dẫn việc sử dụng các giải trình bằng văn bản. Tùy thuộc vào bản chất, mức trọng yếu và mức độ không chắc chắn trong ước tính, các giải trình bằng văn bản về ước tính kế toán được ghi nhận và thuyết minh trên báo cáo tài chính có thể bao gồm:
+ Giải trình về tính hợp lý của quy trình đo lường, bao gồm cả các mô hình và các giả định liên quan được Ban Giám đốc sử dụng để xác định ước tính kế toán theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, và tính nhất quán trong việc áp dụng các quy trình ước tính.
+ Giải trình về việc các giả định đã phản ánh hợp lý về dự định và khả năng của Ban Giám đốc để thực hiện các hành động cụ thể thay mặt cho đơn vị, liên quan đến các ước tính kế toán và thuyết minh.
+ Giải trình về việc các thuyết minh liên quan đến ước tính kế toán là đầy đủ và phù hợp theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
+ Giải trình về việc không có các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán cần phải điều chỉnh ước tính kế toán và thuyết minh trong báo cáo tài chính.
- Đối với các ước tính kế toán không được ghi nhận hoặc thuyết minh trên báo cáo tài chính, các giải trình bằng văn bản có thể bao gồm:
+ Giải trình về tính hợp lý của các cơ sở mà Ban Giám đốc sử dụng để xác định rằng ước tính kế toán chưa đáp ứng các tiêu chí của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng để ghi nhận hoặc thuyết minh (xem thêm đoạn A114 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
+ Giải trình về tính hợp lý của các cơ sở mà Ban Giám đốc sử dụng khi quyết định bỏ qua giả định liên quan đến việc sử dụng giá trị hợp lý theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, đối với những ước tính kế toán không được đo lường hay trình bày theo giá trị hợp lý (xem thêm đoạn A115 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Hướng dẫn đoạn 23 của Chuẩn mực kiểm toán số 540 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) cụ thể như sau:
Việc ghi chép và lưu lại tài liệu về những dấu hiệu có thể có sự thiên lệch của Ban Giám đốc đã phát hiện trong quá trình kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên kết luận liệu những đánh giá rủi ro và các biện pháp xử lý liên quan có còn phù hợp với hoàn cảnh không, và cũng giúp kiểm toán viên đánh giá liệu tổng thể báo cáo tài chính có còn chứa đựng sai sót trọng yếu hay không (Xem đoạn (ii) mục 3.8 nêu trên về các ví dụ về những dấu hiệu có thể có sự thiên lệch của Ban Giám đốc).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán (Phần 34).