PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 8)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 7)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 220. Cụ thể như sau:
3. Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kiểm toán số 220
…
3.4 Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán
Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán (hướng dẫn đoạn 12 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
Đoạn 27(a) của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 quy định doanh nghiệp kiểm toán phải thu thập các thông tin cần thiết trong từng tình huống cụ thể trước khi chấp nhận một khách hàng mới hoặc khi quyết định việc tiếp tục duy trì quan hệ khách hàng hiện tại và khi cân nhắc việc chấp nhận cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại.
Những thông tin sau hỗ trợ thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán khi quyết định chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán:
- Tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám đốc và Ban quản trị.
- Năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm toán trong việc thực hiện cuộc kiểm toán (bao gồm thời gian, nguồn lực...).
- Khả năng của doanh nghiệp kiểm toán và nhóm kiểm toán trong việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.
- Các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc kiểm toán năm hiện hành hoặc năm trước và những ảnh hưởng đối với việc duy trì quan hệ khách hàng.
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC |
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 9)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công (hướng dẫn đoạn 12 - 13 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
Đối với cuộc kiểm toán đơn vị trong lĩnh vực công, kiểm toán viên có thể được chỉ định theo các thủ tục do pháp luật quy định. Vì vậy, một số quy định và hướng dẫn về chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán tại đoạn 12, 13 và A8 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC có thể không được áp dụng.
Tuy nhiên, những thông tin thu được từ các thủ tục nêu trên có thể có giá trị đối với kiểm toán viên khi đánh giá rủi ro và khi thực hiện trách nhiệm báo cáo.
3.5. Phân công nhóm kiểm toán
Phân công nhóm kiểm toán (hướng dẫn đoạn 14 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
(i) Nhóm kiểm toán có thể có thành viên có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực riêng biệt liên quan đến kế toán, kiểm toán được doanh nghiệp kiểm toán thuê hoặc tuyển dụng để thực hiện các thủ tục kiểm toán cho cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, người có kinh nghiệm như trên sẽ không phải là thành viên nhóm kiểm toán nếu họ chỉ tham gia tư vấn cho nhóm kiểm toán. Các quy định và hướng dẫn về việc tham khảo ý kiến tư vấn được nêu tại đoạn 18, và đoạn A21 - A22 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
(ii) Khi xem xét năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán cần lưu ý các vấn đề sau:
- Sự am hiểu và kinh nghiệm thực tiễn của nhóm kiểm toán về các cuộc kiểm toán có tính chất và độ phức tạp tương đương thông qua hoạt động đào tạo và kết quả thực hiện các cuộc kiểm toán trước đó.
- Sự am hiểu các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan.
- Kinh nghiệm chuyên sâu của nhóm kiểm toán, gồm hiểu biết về công nghệ thông tin và lĩnh vực riêng biệt liên quan đến kế toán, kiểm toán.
- Kiến thức của nhóm kiểm toán về ngành nghề hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
- Khả năng của nhóm kiểm toán trong việc đưa ra các xét đoán chuyên môn.
- Sự am hiểu của nhóm kiểm toán về các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 10).