PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC
>> Chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và DN kiểm toán (Phần 6)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 220) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 220. Cụ thể như sau:
Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán: Là thành viên Ban Giám đốc theo định nghĩa ở đoạn 07(k) của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC và đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về việc thực hiện cuộc kiểm toán, ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm tổng thể đối với báo cáo kiểm toán đã phát hành.
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC |
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán: Là quy trình được thiết kế và thực hiện tại ngày hoặc trước ngày lập báo cáo kiểm toán, nhằm đưa ra sự đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng của nhóm kiểm toán và các kết luận nhóm kiểm toán đưa ra để hình thành ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán.
Việc soát xét kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán chỉ áp dụng cho các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết hoặc các cuộc kiểm toán khác (nếu có) mà doanh nghiệp kiểm toán cho rằng việc soát xét kiểm soát chất lượng kiểm toán là cần thiết.
Người soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán: Là thành viên Ban Giám đốc, một cá nhân khác trong hoặc từ bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán, có năng lực phù hợp hoặc nhóm các cá nhân nói trên, nhưng không phải là thành viên của nhóm kiểm toán, có đầy đủ kinh nghiệm và thẩm quyền phù hợp để đưa ra đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng và các kết luận mà nhóm kiểm toán đưa ra để hình thành ý kiến trong báo cáo kiểm toán.
Nhóm kiểm toán: Bao gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề phụ trách cuộc kiểm toán và các cán bộ, nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán, và bất kỳ cá nhân nào được doanh nghiệp kiểm toán hoặc công ty mạng lưới sử dụng để thực hiện các thủ tục kiểm toán cho cuộc kiểm toán.
Nhóm kiểm toán không bao gồm chuyên gia bên ngoài được doanh nghiệp kiểm toán hoặc công ty mạng lưới sử dụng (đoạn 06(a) của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 620 định nghĩa thuật ngữ “Chuyên gia của kiểm toán viên”).
Doanh nghiệp kiểm toán: Là doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán độc lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kiểm tra: Là các thủ tục kiểm tra được áp dụng đối với cuộc kiểm toán đã hoàn thành, được thiết kế để cung cấp bằng chứng về sự tuân thủ của nhóm kiểm toán đối với các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán.
Tổ chức niêm yết: Là pháp nhân có cổ phần, cổ phiếu hoặc các công cụ nợ được chào bán hoặc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc được giao dịch theo các quy định của sàn giao dịch chứng khoán hoặc các định chế khác tương tự.
Giám sát: Là quy trình xem xét và đánh giá liên tục về hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán, bao gồm kiểm tra lại định kỳ một số hợp đồng dịch vụ đã hoàn thành được lựa chọn nhằm cung cấp cho doanh nghiệp kiểm toán sự đảm bảo hợp lý rằng hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 3).