Ngoài thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thì có những khoản thu nhập khác nào của doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2024? – Văn Dũng (Ninh Thuận).
>> Những lưu ý về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 2024
>> Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc khi người lao động đổi nơi làm việc
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác (theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP). Thu nhập khác này được xác định như sau:
Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phát sinh thường xuyên tại doanh nghiệp và được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13), thu nhập khác bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
- Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá;
- Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;
- Khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được;
- Khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ;
- Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.
Đồng thời, Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Thông tư 151/2014/TT-BTC và khoản 1, 2, 3 Điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC) hướng dẫn xác định cụ thể 23 khoản thu nhập khác trong doanh nghiệp như sau:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Các khoản thu nhập khác trong doanh nghiệp năm 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 7 Luật Quản lý thuế 2019, đồng tiền khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Lưu ý: Đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (trừ trường hợp áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) và tỷ giá giao dịch thực tế được quy định tại Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Cụ thể như sau:
(i) Các trường hợp khai thuế, nộp thuế thu nhập bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi bao gồm:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (trừ trường hợp dầu thô, condensate, khí thiên nhiên bán tại thị trường Việt Nam hoặc Chính phủ có quy định khác) bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí; thuế thu nhập doanh nghiệp từ kết dư phần dầu để lại của hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại Lô 09.1: Thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi sử dụng trong giao dịch thanh toán.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam: Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
(ii) Tỷ giá giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán.