Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Thành phố Thủ Đức đến năm 2040
Phát triển thành phố Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao
Ngày 21/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 202/QĐ-TTg phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040.
Theo Quy hoạch, sẽ phát triển thành phố Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao; khu vực dẫn dắt kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động kinh tế tri thức như đào tạo, nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao và hợp tác phát triển; bước đầu trở thành trung tâm tài chính của quốc gia, hướng tới khu vực quốc tế.
Có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với các khu vực trong Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trọng điểm trong vùng Đông Nam Bộ bằng các phương thức đường bộ, đường sắt, hàng hải và đường thủy nội địa; phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng; phát triển hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại I và loại đặc biệt, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng số, hạ tầng đô thị thông minh.
Có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; tạo dựng cảnh quan đô thị hiện đại và sinh thái, gìn giữ bản sắc văn hóa và đặc trưng đô thị sông nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Thành phố Thủ Đức đến năm 2040
Định hướng quy hoạch sử dụng đất thành phố Thủ Đức đến năm 2040 như sau:
(1) Khu dân dụng khoảng 13.900 - 14.200 ha, gồm các chức năng:
- Đơn vị ở khoảng 8.000 - 8.200 ha.
- Dịch vụ - công cộng cấp đô thị: khoảng 970 - 1.020 ha, trong đó có khoảng 400 - 420 ha đất các công trình giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, văn hóa, thương mại, dịch vụ đã xác định và khoảng 570 - 600 ha các công trình thương mại, dịch vụ, đào tạo, công cộng khác nằm trong các khu chức năng phức hợp, khu đất hỗn hợp - được xác định cụ thể trong các quy hoạch cấp dưới.
- Cây xanh, công viên, sử dụng công cộng trong đô thị khoảng 1.585 - 1.622 ha.
- Đất ở kết hợp kinh tế vườn, nông nghiệp sinh thái, dịch vụ du lịch: khoảng 400 - 420 ha.
- Giao thông đô thị (tính đến đường khu vực) khoảng 2.650 - 2.800 ha.
- Các khu dân dụng khác (bao gồm cơ quan, trụ sở hành chính cấp đô thị và hạ tầng kỹ thuật khác cấp đô thị) khoảng 190 - 210 ha.
Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Thành phố Thủ Đức đến năm 2040 (Hình từ Internet)
(2) Khu ngoài dân dụng khoảng 4.400 - 4.600 ha, gồm:
- Khu trung tâm nghiên cứu, đào tạo, Viện - trường khoảng 360 - 400 ha.
- Khu công nghệ cao tập trung khoảng 1.100 - 1.150 ha.
- Khu đất sản xuất công nghiệp, kho tàng khoảng 280 - 290 ha.
- Khu sản xuất công nghiệp, kho tàng, công nghệ cao, logistics, dịch vụ, đào tạo, cảng khoảng 440 - 470 ha.
- Cơ quan, trụ sở và trung tâm y tế, văn hóa thể dục thể thao cấp Thành phố Hồ Chí Minh: khoảng 350 - 390 ha.
- Cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên dụng khoảng 240 - 260 ha.
- Tôn giáo, tín ngưỡng, di tích khoảng 135 - 150 ha.
- Khu vực an ninh khoảng 91 - 103 ha; thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Khu vực quốc phòng quy mô khoảng 138 - 200 ha; định hướng chuyển đổi khu đất quốc phòng tại khu vực cảng Trường Thọ hiện nay thành đất phát triển khu quảng trường công cộng và trung tâm đô thị ven sông Sài Gòn, các khu đất quốc phòng tại khu vực Cát Lái sang chức năng cảng, dịch vụ cảng, logistic. Việc chuyển đổi các quỹ đất quốc phòng sang mục đích kinh tế cần phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật đối với việc quản lý và sử dụng đất quốc phòng. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ, quy mô đất quốc phòng tại thành phố Thủ Đức được điều chỉnh để bảo đảm triển khai thực hiện phù hợp, thống nhất.
- Giao thông đối ngoại khoảng 880 - 900 ha.
- Nghĩa trang và hạ tầng kỹ thuật khác cấp Thành phố Hồ Chí Minh, cấp vùng khoảng 350 - 390 ha.
(3) Đất khác khoảng 2.550 - 2.750 ha (chủ yếu là mặt nước tự nhiên).
Dưới đây là Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Thành phố Thủ Đức đến năm 2040:
Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2025
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất và khoanh vùng đất đai cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng đơn vị hành chính cho thời kỳ xác định.
Trong đó, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;
- Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
- Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
Lưu ý:
- Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2024 và pháp luật về quy hoạch.
- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
(Khoản 36 Điều 3 và Điều 61 Luật Đất đai 2024)
![Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Thành phố Thủ Đức đến năm 2040](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/nhadat/2025/TTR/01/24/quy-hoach-dat-thu-duc.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Giá thuê chung cư Hà Nội đắt top đầu châu Á? Giá cho thuê căn hộ The Matrix One Mễ Trì bao nhiêu?
- Du lịch Vũng Tàu nên đi đâu? Tái khởi công dự án thuỷ cung Vũng Tàu có điểm mới gì đáng chờ đợi?
- Loại hình bất động sản nào dẫn đầu nguồn cung sức cầu đầu năm 2025? Giá bán nhà phố Gem Sky World Đồng Nai bao nhiêu?
- Tổng quan dự án Sun Garden Đà Lạt? Sun Garden Đà Lạt có diện tích bao nhiêu?
- Thành phố Biên Hòa có bao nhiêu phường, xã? Kinh nghiệm mua bán nhà đất thành phố Biên Hòa