Xuất hóa đơn không đúng thời điểm nhiều lần thì xử phạt hành chính như thế nào?
Xuất hóa đơn không đúng thời điểm nhiều lần thì xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
Theo đó, để xác định tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần dựa trên 02 yếu tố:
- Thực hiện cùng 01 hành vi vi phạm nhiều lần;
- Trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này (nếu đã bị xử phạt thì là tái phạm chứ không phải vi phạm hành chính nhiều lần)
Đồng thời, điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
...
Như vậy, trường hợp người nộp thuế nhiều lần lập hóa đơn không đúng thời điểm được coi là vi phạm hành chính nhiều lần và sẽ bị xử phạt theo từng lần vi phạm tương ứng với từng hóa đơn xuất sai thời điểm.
Xuất hóa đơn không đúng thời điểm nhiều lần thì xử phạt hành chính như thế nào?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu năm?
Theo Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
c) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện là các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 2, khoản 5 Điều 24; điểm b khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 2 và điểm b, c, d khoản 3 Điều 27; điểm b khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
d) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi phạm đó.
Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nếu không xác định được ngày mất, cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.
Đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo, báo cáo về hóa đơn quy định tại khoản 1, 3 Điều 21; điểm a, b khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 25; khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày người nộp thuế nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, thuế là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
- Nội dung của công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm những gì?
- Ngân hàng thương mại có trách nhiệm bảo mật thông tin của người nộp thuế không?
- Cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế không?
- Người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế là ai?
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh gồm những giấy tờ gì mới nhất 2025?
- Xem toàn văn Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi mới nhất?
- Hộ kinh doanh nhập khẩu trái cây bán ngày tết thì phải nộp những loại thuế nào?
- Đại lý thuế bị thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế trong trường hợp nào?
- Cá nhân có được cho người khác sử dụng mã số thuế cá nhân của mình không?
- Hội đồng tư vấn thuế tái lập lại khi nào?