Cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế không?
Cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 98 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế
...
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế:
a) Ngân hàng thương mại cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản của người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất cung cấp thông tin về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân, cá nhân kinh doanh;
c) Cơ quan công an cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm về thuế; cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh và thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông;
d) Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về chi trả thu nhập và số tiền thuế khấu trừ của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
đ) Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của Việt Nam và nước ngoài; thông tin về quản lý thị trường.
...
Ngoài ra, căn cứ vào khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
...
2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:
a) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.
b) Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo điểm a khoản này được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện tử.
c) Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
d) Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch của người nộp thuế phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin người nộp thuế?
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin người nộp thuế trong các trường hợp sau:
- Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
- Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
- Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
- Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
- Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
- Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
- Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
- Xem lịch âm tháng 11 năm Giáp Thìn 2024? Hạn chót nộp hồ sơ khai thuế khoán là ngày nào?
- Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải có mã QR không?
- Bố mẹ nghỉ hưu sớm có được tính giảm trừ gia cảnh không?
- Toàn bộ danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi từ 16/12/2024?
- Công ty TNHH 2 thành viên có tối đa bao nhiêu thành viên? Công ty TNHH hai thành viên đóng thuế môn bài bao nhiêu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng thuế chống trợ cấp? Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp gồm có những gì?
- DN kinh doanh dịch vụ kế toán có được góp vốn để thành lập DN kinh doanh dịch vụ kế toán khác không?
- Án phí tranh chấp hợp đồng dân sự hiện nay là bao nhiêu? Người khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự phải nộp tạm ứng án phí bao nhiêu?
- Lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh đi nước ngoài được quy định như thế nào?
- Hộ kinh doanh đồ trang trí ngày tết có phải nộp lệ phí môn bài không?