Người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế là ai?

Người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế là ai? Kinh doanh ngoại tệ có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế là ai?

Căn cứ Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định như sau:

Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Bên cạnh đó, thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu được cộng trực tiếp vào giá hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Như vậy, người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế sẽ là người tiêu dùng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Nhưng người đóng thuế giá trị gia tăng sẽ là các cơ sở kinh doanh.

Người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế là ai?

Người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế là ai? (Hình từ Internet)

Kinh doanh ngoại tệ có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

Đối tượng không chịu thuế
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
3a. Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất
7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
b) Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;
c) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;
đ) Bán nợ;
e) Kinh doanh ngoại tệ;
g) Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;
h) Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
...

Như vậy, kinh doanh ngoại tệ thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người nộp thuế được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng năm 2024 đến khi nào?
Pháp luật
Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế GTGT là ngày nào?
Pháp luật
6 trường hợp bị thu hồi tên miền từ 25/12/2024 theo Nghị định 147? Chuyển nhượng tên miền có chịu thuế GTGT?
Pháp luật
Trường hợp nào cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?
Pháp luật
Kinh doanh loại hình thể thao pickleball phải đóng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Pháp luật
Các ngày lễ trong tháng 12 ở Việt Nam? Hạn chót giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% là 31/12/2024 đúng không?
Pháp luật
Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật là bao nhiêu?
Pháp luật
Sản phẩm muối có thành phần chính là NaCl có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Sách giáo khoa có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Xăng có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Lê Xuân Thành
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch