Bán hàng mẫu thì có cần xuất hóa đơn không? Thời điểm lập hóa đơn cho hàng hóa là hàng mẫu xác định thế nào?
Hàng mẫu là gì? Hàng mẫu được quy định ra sao?
Về thuật ngữ "hàng mẫu" hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào quy định, giải thích về thuật ngữ này. Tuy nhiên có thể dựa vào tên gọi có thể hiểu thuật ngữ "hàng mẫu" này là hàng hóa, sản phẩm từ đơn vị sản xuất, kinh doanh cung cấp đến khách hàng, đối tác về mẫu mã, tính năng, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa đó.
Bên cạnh đó, hàng mẫu còn được hiểu là loại hàng hóa mà đơn vị sản xuất, kinh doanh nhập khẩu về để tiến hành hoạt động nghiên cứu đáp ứng mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc trong quy trình chế biến.
Như vậy, hàng mẫu là hàng hóa do cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất hàng mẫu, cung cấp cho đối tác, khách hàng về mẫu mã, tính năng, chất lượng của loại hàng hóa đó và phục vụ hoạt động nghiên cứu sản xuất,...
Bán hàng mẫu thì có cần xuất hóa đơn không? Thời điểm lập hóa đơn cho hàng hóa là hàng mẫu xác định thế nào? (Hình từ internet)
Công ty bán hàng mẫu thì có cần xuất hóa đơn không? Thời điểm lập hóa đơn cho hàng hóa là hàng mẫu ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Theo đó, các trường hợp mà người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua bao gồm các trường hợp như sau:
(1) Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu,...
(2) Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ. Ngoài trừ, hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất;
(3) Xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
...
Có thể thấy, thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động bán hàng hóa được nêu cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa đó cho người mua và thời điểm lập hóa đơn không tính vào thời điểm đã thu được tiền hay chưa thu được.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP cũng quy định về trường hợp nếu hàng hóa đó phải giao nhiều lần hoặc giao theo từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hay bàn giao đều phải tiến hành lập hóa đơn ghi cụ thể khối lượng, giá trị hàng hóa đó hoặc dịch vụ được giao.
Như vậy, công ty xuất hàng mẫu thì vẫn phải viết hóa đơn do hàng hóa là hàng mẫu thì vẫn thuộc vào các trường hợp phải viết hóa đơn khi tiến hành hoạt động xuất hàng mẫu.
Ngoài ra, thời điểm lập hóa đơn cho hoạt động xuất hàng mẫu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa đó cho người mua và không phân biệt là có thu được tiền hay không thu tiền.
- Lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh đi nước ngoài được quy định như thế nào?
- Hộ kinh doanh đồ trang trí ngày tết có phải nộp lệ phí môn bài không?
- Hóa đơn là gì? Khi cơ sở kinh doanh khi làm mất hóa đơn thì phải xử lý như thế nào?
- Khoản thu nhập từ làm việc thời vụ vào dịp Tết âm lịch 2025 có phải là khoản thu nhập chịu thuế TNCN không?
- Có bao nhiêu tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Cơ sở kinh doanh rượu bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu khi chậm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi hiện nay là bao nhiêu? Điều kiện để nhận nuôi con nuôi gồm có những điều kiện nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không tiêu hủy hóa đơn là bao lâu?
- Mọi phát sinh liên quan đến việc ghi sổ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu đều phải lập chứng từ kế toán?
- Công chức thuế phải kê khai tài sản, thu nhập trước ngày 31/12?