Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không tiêu hủy hóa đơn là bao lâu?
Những ai bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
+ Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
+ Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
- Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
+ Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2023;
+ Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không tiêu hủy hóa đơn là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không tiêu hủy hóa đơn là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
c) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện là các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 2, khoản 5 Điều 24; điểm b khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 2 và điểm b, c, d khoản 3 Điều 27; điểm b khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
d) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi phạm đó.
Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nếu không xác định được ngày mất, cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.
Đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo, báo cáo về hóa đơn quy định tại khoản 1, 3 Điều 21; điểm a, b khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 25; khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày người nộp thuế nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn.
Theo quy định trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm. Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không tiêu hủy hóa đơn là 02 năm.
- Có phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam do người sử dụng lao động trả không?
- Chuyển nhượng bất động sản ở nước ngoài có phải nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam?
- Streamer có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Tiền từ hoạt động kinh doanh của Streamer có đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Trúng số có bắt buộc đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Việt Nam đã ban hành được bao nhiêu chuẩn mực kế toán công?
- Chuyển nhượng đất từ bao nhiêu tiền phải nộp thuế TNCN?
- Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hay không?
- Năm 2025, thời gian thực hiện nghĩa vụ công an là bao lâu? Trợ cấp khi xuất ngũ của công an có tính thuế TNCN không?
- Ông bà bao nhiêu tuổi được tính giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc?
- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với cơ sở xả khí thải không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải áp dụng từ ngày 05/01/2025 như thế nào?