Xuất hóa đơn khuyến mãi không đồng như thế nào mới đúng quy định?
Xuất hóa đơn khuyến mãi không đồng như thế nào mới đúng quy định?
(1) Bán hàng khuyến mãi không đồng vẫn phải xuất hóa đơn
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập hóa đơn như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Như vậy, khi bán hàng khuyến mãi không đồng thì vẫn phải xuất hóa đơn và hóa đơn phải có đầy đủ nội dung, nếu là hóa đơn điện tử thì phải có định dạng theo quy định.
(2) Giá tính thuế khi xuất hóa đơn bán hàng khuyến mãi không đồng
Theo điểm b khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Giá tính thuế
...
5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
...
Như vậy, giá tính thuế khi xuất hóa đơn khuyến mãi không đồng sẽ bằng không (0).
Lưu ý: Áp dụng đối với trường hợp có đăng ký chương trình khuyến mại theo quy định, trường hợp không đăng ký theo quy định thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Xuất hóa đơn khuyến mãi không đồng như thế nào mới đúng quy định? (Hình từ Internet)
Bán hàng khuyến mãi theo hình thức bán hàng với giá thấp hơn có được bán giá không đồng không?
Theo Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá)
1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể.
3. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.
4. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.
5. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP về mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại:
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
2. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:
a) Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
b) Hàng thực phẩm tươi sống;
c) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, trong điều kiện bình thường, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
Tuy nhiên, người bán được bán hàng khuyến mãi giá không đồng khi:
- Tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
- Là hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đồng thời, không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho hàng hóa, dịch vụ sau:
- Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
- Hàng thực phẩm tươi sống;
- Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
- Phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thế nào?
- Thời điểm xuất hóa đơn xăng dầu là khi nào?
- Xuất hóa đơn khuyến mãi không đồng như thế nào mới đúng quy định?
- Blind box là gì? Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa Blind box như thế nào?
- 4 nội dung kiểm tra kế toán là gì? Cơ quan nào có quyền kiểm tra kế toán?
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải có kế toán, kế toán trưởng không?
- Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho kinh doanh casino là bao nhiêu?
- Giá tính thuế GTGT khi chuyển nhượng bất động sản được xác định thế nào?
- Dịch vụ cấp tín dụng nào phải chịu thuế giá trị gia tăng?
- Con nhận thừa kế ô tô từ cha mẹ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?