Trị giá hàng hóa là gì? Áp dụng thuế tự vệ khi trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng như thế nào?
Trị giá hàng hóa là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định:
Giải thích từ ngữ
...
12. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã được thanh toán hoặc phải trả cho hàng hóa khi bán để xuất khẩu hoặc giá trị khác được xác định theo quy định của Hiệp định Trị giá Hải quan của Tổ chức thương mại thế giới.
13. Trị giá hàng hóa là trị giá giao dịch của hàng hóa không bao gồm bất kỳ chi phí nào phát sinh trong quá trình vận chuyển quốc tế của hàng hóa.
14. Nước thành viên là bất kỳ Nhà nước hoặc lãnh thổ thuế quan riêng biệt (separate customs territory) nào thực thi Hiệp định này.
15. Cá nhân của Nước thành viên là cá nhân, thương nhân của Nước thành viên.
16. Ngày là ngày theo lịch dương;
17. Nguyên liệu tái sử dụng (recovered material) là nguyên liệu:
a) được tháo dỡ từ hàng hóa đã qua sử dụng thành các phần tách rời;
b) được làm sạch, kiểm tra, thử nghiệm hoặc gia công các các phần tách rời đó để chúng đạt điều kiện tốt hơn.
18. Hàng tân trang, tái chế tạo (remanufactured good) là hàng hóa được cấu thành toàn bộ hoặc từng phần từ các nguyên liệu tái sử dụng, thuộc mã HS từ Chương 84 đến Chương 90 hoặc thuộc nhóm 94.02, ngoại trừ hàng hóa thuộc HS các nhóm 84.18, 85.09, 85.10 và nhóm 85.16, 87.03 hoặc các phân nhóm 8414.51, 8450.11, 8450.12, 8508.11, phân nhóm 8517.11 và phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thời hạn sử dụng tương tự và có hình thức tương tự hàng hóa mới;
b) Có điều kiện bảo hành tương tự hàng hóa mới.
Theo đó, trị giá hàng hóa là trị giá giao dịch của hàng hóa không bao gồm bất kỳ chi phí nào phát sinh trong quá trình vận chuyển quốc tế của hàng hóa.
Trị giá hàng hóa là gì? Áp dụng thuế tự vệ khi trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng như thế nào? (Hình từ Internet)
Áp dụng thuế tự vệ khi trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Thuế tự vệ
1. Điều kiện áp dụng thuế tự vệ:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
3. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Theo đó, áp dụng thuế tự vệ khi trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
Đồng thời việc gia tăng trị giá hàng hóa nhập khẩu này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Cơ quan nào quyết định việc áp dụng thuế tự vệ?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Theo đó, Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế tự vệ.
- Trường hợp nào xe máy đi vào đường cao tốc không bị phạt tiền? Mức thu phí sử dụng đường bộ cao tốc 2025?
- Ai bị cấm mua bán sử dụng thuốc lá? Mức phạt mua, bán thuốc lá với người bị cấm hút thuốc?
- Trị giá hàng hóa là gì? Áp dụng thuế tự vệ khi trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng như thế nào?
- Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá được tính từ ngày nào?
- Xe ô tô chạy quá tốc độ dưới 10km/h thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Địa chỉ Cục thuế tỉnh Đồng Tháp ở đâu? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế tỉnh Đồng Tháp là gì?
- Có phải đăng ký lại người phụ thuộc khi người nộp thuế TNCN thay đổi nơi kinh doanh không?
- Cách viết tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hoạt động sản xuất kinh doanh?
- Nghị định 03/2025 quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất? Bắt buộc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công?
- Mã số thuế hộ kinh doanh có phải là mã số thuế cá nhân không?