Áp dụng việc thực hiện khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra khi nào?
Áp dụng việc thực hiện khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Kể từ khi có quyết định điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương có thể thực hiện chế độ khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để phục vụ công tác điều tra. Việc khai báo nhập khẩu không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
...
Như vậy, khi Bộ Công Thương có quyết định điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì sẽ áp dụng việc thực hiện khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra.
Áp dụng việc thực hiện khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra khi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khai báo nhập khẩu bao gồm giấy tờ, tài liệu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
- Hồ sơ khai báo nhập khẩu bao gồm:
+ Đơn khai báo nhập khẩu: 01 bản theo mẫu do Cơ quan điều tra ban hành;
+ Hóa đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
+ Giấy chứng nhận chất lượng hoặc các văn bản có giá trị tương đương do nhà sản xuất hàng hóa ban hành: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Khi thực hiện việc điều tra các bên liên quan có được yêu cầu bảo mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong vụ việc phòng vệ thương mại
1. Bên yêu cầu, Bên bị yêu cầu có các quyền sau đây:
a) Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
b) Gửi ý kiến về các dự thảo kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, kết luận rà soát, kết luận điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày Cơ quan điều tra gửi dự thảo để lấy ý kiến;
c) Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra;
d) Yêu cầu bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
đ) Tham gia phiên tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại;
e) Ủy quyền cho bên khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại;
g) Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này;
h) Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định pháp luật về khiếu nại, khởi kiện của Việt Nam.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 37/2019/TT-BCT đề nghị bảo mật thông tin trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
- Cơ quan điều tra xem xét, chấp thuận đề nghị bảo mật thông tin do Bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cung cấp, gồm có:
+ Các bí mật kinh doanh liên quan đến tính chất của một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất;
+ Các thông tin không công khai về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp bao gồm: chi phí sản xuất; chi phí bán hàng; điều khoản bán hàng; giá bán của từng giao dịch cụ thể, giao dịch dự kiến, hoặc các chào bán khác; thông tin của các khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp; thông tin tài chính của doanh nghiệp;
+ Thông tin về biên độ bán phá giá của từng doanh nghiệp cụ thể trong vụ việc điều tra chống bán phá giá;
+ Thông tin về khoản lợi ích mà Bên bị yêu cầu được hưởng đối với từng chương trình trợ cấp đang bị điều tra hoặc rà soát trong vụ việc điều tra chống trợ cấp, ngoại trừ các thông tin mô tả hoạt động của chương trình, khoản lợi ích được ghi trong các tài liệu hoặc được đăng tải công khai; tỷ lệ trợ cấp theo giao dịch bán hàng được tính cho từng Bên bị yêu cầu trong một chương trình;
+ Các thông tin khác mà cơ quan điều tra xác định rằng nếu công khai có khả năng gây nguy hại đáng kể đến người cung cấp thông tin hoặc người mà người cung cấp thông tin đó thu thập được thông tin hoặc gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của bên cung cấp thông tin.
Chính vì vậy, các bên liên quan đang trong quá trình điều tra có quyền yêu cầu bảo mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh. Việc thực hiện bảo mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh phải được cơ quan điều tra xem xét, chấp thuận đề nghị bảo mật thông tin do bên liên quan trong vụ việc điều tra cung cấp.
- Nhân viên đại lý thuế có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế không?
- Đại lý thuế bị thu hồi và không được cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với trường hợp nào?
- Người nộp thuế được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng năm 2024 đến khi nào?
- Tổng hợp mức lương cơ sở qua các năm mới nhất 2025?
- Hướng dẫn điều mẫu đăng ký người phụ thuộc 20-ĐK-TCT theo TT105? Thủ tục đăng ký người phụ thuộc?
- Con nuôi có được làm người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân?
- Hộ kinh doanh không nộp thuế môn bài bị tính tiền chậm nộp tiền thuế như thế nào?
- Mẫu phiếu lương Excel mới nhất 2025? Khoản thu nhập nào từ tiền lương phải chịu thuế TNCN?
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ cung cấp những thông nào?
- Mẫu di chúc viết tay mới nhất 2025? Phí công chứng di chúc năm 2025 là bao nhiêu?