Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nào được áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Thế nào là biện pháp chống bán phá giá?
Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017, biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Trong đó, các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
- Áp dụng thuế chống bán phá giá;
- Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nào được áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được áp dụng biện pháp chống bán phá giá nếu đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể:
- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
- Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước theo quy định nêu trên.
Lưu ý:
- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
- Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nào được áp dụng biện pháp chống bán phá giá? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên tắc và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định tại Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá, cụ thể gồm những nội dung dưới đây:
(1) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể.
(2) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá cần đảm bảo 04 nguyên tắc sau:
(1) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
(2) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật.
(3) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam.
(4) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá:
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.
- Kinh doanh loại hình thể thao pickleball phải đóng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nào được áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
- Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu phải đảm bảo điều gì?
- Mẫu đề nghị đăng ký thành lập Công ty TNHH 02 TV trở lên theo mẫu nào của Thông tư 01?
- Chi phí công ty mua vé tàu, vé xe cho người lao động về quê nghỉ Tết có tính thuế thu nhập cá nhân không?
- Hoạt động thương mại điện tử là gì? Cá nhân kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử có phải chịu thuế TNCN không?
- Tổ chức thu phí phải quyết toán phí bảo vệ môi trường cho cơ quan thuế khi nào?
- Chủ thầu xây dựng tư nhân khai thuế theo phương pháp nào?
- Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với bài hát hiện nay là bao nhiêu?
- Có bắt buộc lập số hóa đơn khi xuất hóa đơn cho công đoàn cơ sở hay không?