Tổ chức kinh doanh dịch vụ thú y có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Tổ chức kinh doanh dịch vụ thú y có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Theo Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014, khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016, khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) quy định về những đối tượng không chịu thuế bao gồm:
Đối tượng không chịu thuế
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
3a. Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất
7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm
…
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật
…
Như vậy, tổ chức kinh doanh dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho vật nuôi thuộc nhóm đối tượng không phải chịu thuế GTGT.
Tổ chức kinh doanh dịch vụ thú y có chịu thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ Internet)
Ai là người nộp thuế GTGT?
Theo quy định Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 về người nộp thuế như sau:
Người nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Như vậy, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng thế nào?
Theo Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 quy định về phương pháp tính trực tiếp trên GTGT như sau:
(1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
(2) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
- Đối tượng áp dụng:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;
+ Hộ, cá nhân kinh doanh;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
+ Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;
- Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
- Khách hàng không lấy hóa đơn thì công ty có cần phải xuất hóa đơn không?
- Giải thưởng các cuộc thi từ bao nhiêu tiền thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
- Hiện nay có bao nhiêu ngạch công chức thuế? Nhân viên thuế cần đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
- Từ ngày 01/01/2025, tăng độ tuổi tối đa của người lái xe đúng không? Lệ phí nộp hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe online là bao nhiêu?
- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần được tính như thuế nào?
- Hóa đơn giấy mua của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì xử lý thế nào?
- Hộ gia đình đăng ký thuế lần đầu có cần sử dụng tờ khai thuế không?
- Có cần xuất hóa đơn khi bán hàng hóa giá trị thấp không?
- Sẽ quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở?
- Danh sách trúng tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2024?