Dịch vụ đào tạo kiến thức chuyên môn múa, hát có phải chịu thuế GTGT không?
Những đối tượng nào chịu thuế GTGT?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì những đối tượng chịu thuế GTGT bao gồm:
Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
Đồng thời, những đối tượng chịu thuế GTGT cũng được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
Như vậy, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa và dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam, bao gồm cả những hàng hóa, dịch vụ mua từ nước ngoài, ngoại trừ các trường hợp được miễn thuế GTGT theo quy định pháp luật.
Dịch vụ đào tạo kiến thức chuyên môn múa, hát có phải chịu thuế GTGT không? (Hình từ Internet)
Dịch vụ đào tạo kiến thức chuyên môn múa, hát có phải chịu thuế GTGT không?
Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
…
13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Ví dụ 7: Trung tâm đào tạo X được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề về đại lý bảo hiểm. Trung tâm đào tạo X giao nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị Y thực hiện, Trung tâm đào tạo X tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ của Trung tâm đào tạo X thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Như vậy, dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp nằm trong nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT.
Thời điểm xác định thuế GTGT là khi nào?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì người nộp thuế xác định thuế GTGT trong các thời điểm sau:
(1) Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
(2) Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
(3) Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
(4) Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh trong kỳ.
(5) Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
(6) Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
- Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế có bị giám sát trọng điểm không?
- Có bao nhiêu chức danh công chức chuyên ngành kế toán?
- Có bao nhiêu chức danh công chức chuyên ngành thuế hiện nay?
- Giá niêm yết của hàng hóa dịch vụ đã bao gồm thuế chưa? Không bán đúng giá niêm yết sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tăng mức thưởng hằng năm đối với người làm trong Quân đội như thế nào?
- Người khai man giá đất có bị truy cứu Tội trốn thuế không?
- Thu nhập dùng tái đầu tư phát triển cơ sở chữa bệnh có chịu thuế TNDN không?
- Ai phải nộp nợ thuế khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động mà chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế?
- Thể thao điện tử là gì? Tuyển thủ khi nhận thưởng từ các giải đấu thể thao điện tử có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Khi nào phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế?