Tiền thưởng dịp lễ, tết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Tiền thưởng dịp lễ, tết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Người nước ngoài không cư trú làm việc tại Việt Nam thì tiền thưởng lễ, tết có phải nộp thuế không?

Tiền thưởng dịp lễ, tết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Theo điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định chi tiết về thu nhập chịu thuế tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, trong đó các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán là thu nhập chịu thuế, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

- Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:

+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.

+ Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.

+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.

+ Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

+ Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.

+ Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.

+ Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.

- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, tiền thưởng dịp lễ, tết không nằm trong các khoản tiền thưởng được loại trừ, vì vậy tiền thưởng dịp lễ, tết vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập đến mức phải nộp thuế.

Tiền thưởng dịp lễ, tết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Tiền thưởng dịp lễ, tết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? (Hình từ Internet)

Người nước ngoài không cư trú làm việc tại Việt Nam thì tiền thưởng lễ, tết có phải nộp thuế không?

Theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về người nộp thuế TNCN như sau:

- Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP.

- Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

+ Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

+ Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.

+ Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Như vậy, đối với cá nhân không cư trú thì thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập, vì vậy, tiền thưởng dịp lễ, tết của người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập đến mức phải nộp thuế.

Người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

++ Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

++ Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

++ Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

++ Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện của cá nhân cư trú.

Như vậy, người nước ngoài không cư trú là cá nhân không đáp ứng các điều kiện của cá nhân cư trú nên trên.

Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thu nhập từ lợi tức cổ phần có phải chịu thuế TNCN không?
Pháp luật
Hạn cuối xác thực tài khoản Facebook là khi nào? Cá nhân livestream bán hàng trên Facebook có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Pháp luật
Cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân có được cung cấp thông tin về thời hạn xử lý hồ sơ hoàn thuế hay không?
Pháp luật
Cách tính thuế thu nhập cá nhân trong quân đội như thế nào?
Pháp luật
Hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu không phải nộp thuế TNCN theo Luật Thuế GTGT 2024 mới nhất?
Pháp luật
Cá nhân có được hoàn lại thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? Tiền lương làm thêm giờ thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm 2024 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Có phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập tăng thêm không?
Pháp luật
Thuế TNCN đối với khoản thu nhập đá bóng của các cầu thủ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Lương OT có đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch