Thông tư 49/2019/TT-BTC về hướng dẫn sử dụng kinh phí NSNN hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hiệu lực không?
- Thông tư 49/2019/TT-BTC về hướng dẫn sử dụng kinh phí NSNN hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hiệu lực không?
- Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2025 quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động như thế nào?
Thông tư 49/2019/TT-BTC về hướng dẫn sử dụng kinh phí NSNN hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hiệu lực không?
Thông tư 49/2019/TT-BTC về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành vào ngày 08/08/2019 và có hiệu lực từ ngày 23/09/2019.
Tuy nhiên Thông tư này đã hết hiệu lực từ ngày 23/09/2023 và bị thay thế bởi 03 văn bản sau đây:
- Thông tư 52/2023/TT-BTC hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
- Quyết định 180/QĐ-BTC năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2023;
- Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023.
Thông tư 49/2019/TT-BTC về hướng dẫn sử dụng kinh phí NSNN hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hiệu lực không (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2025 quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 49/2019/TT-BTC thì nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2025 được quy định như sau:
- Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được thực hiện thông qua dự toán ngân sách nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV.
Quy trình lập, quyết định, giao dự toán, chấp hành và kế toán, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, nội dung chi, định mức chi, mức hỗ trợ và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư 52/2023/TT-BTC và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Việc hỗ trợ căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ của ngân sách nhà nước hằng năm.
Về nguyên tắc xác định kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Đối với nội dung chi có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức tại các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền ban hành: xác định chi phí theo đúng chế độ quy định.
- Đối với nội dung chi chưa có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức: xác định chi phí căn cứ trường hợp cụ thể, tính chất, phạm vi và các yếu tố liên quan, có tham khảo chi phí tương tự đã thực hiện trong thời hạn 12 tháng (nếu có) tính đến thời điểm xác định chi phí.
- Các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ DNNVV chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành các quy định nêu trên; tính hợp lý, hợp lệ, hiệu quả, tiết kiệm trong sử dụng kinh phí; tính trung thực, chính xác, minh bạch, đầy đủ pháp lý của hồ sơ, chứng từ liên quan; thu, chi, hạch toán, quyết toán và lưu trữ hồ sơ theo đúng chế độ quy định.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động như thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư 49/2019/TT-BTC có quy định như sau:
Đào tạo nghề cho lao động của DNNVV
Lao động của DNNVV đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, mỗi người một lần, mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
Theo đó, người lao động của DNNVV khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, mỗi người một lần, mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/người/khóa học.
Tuy nhiên đề được hỗ trợ, người lao động của DNNVV phải đáp ứng các điều kiện là đã làm việc trong DNNVV tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khoá đào tạo.
- Nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản có được giảm thuế GTGT theo Nghị định 180 không?
- Hồ sơ khai lệ phí trước bạ đối với doanh nghiệp năm 2025 gồm giấy tờ gì?
- Hóa đơn hàng hoá dịch vụ mua vào từng lần từ 20 triệu đồng trở lên được khấu trừ thuế GTGT không?
- Một số trường hợp khi tra cứu hóa đơn điện tử, hệ thống hóa đơn điện tử sẽ thông tin cảnh báo?
- Vốn điều lệ và vốn đầu tư khác nhau như thế nào?
- Được phép làm cam kết không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi nào?
- Nhóm nợ nghi ngờ theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN gồm những khoản nợ nào?
- Từ 01/7/2025, chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân là gì?
- Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN mới nhất năm 2025?
- Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý 4/2024? Xác định tiền thuế TNDN tạm tính Quý 4 thế nào?