Tạm dừng giao dịch thuế điện tử ngân hàng từ 01/01/2025 đối với trường hợp nào?
Giao dịch thuế điện tử ngân hàng là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định giao dịch thuế điện tử là các giao dịch được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện bằng phương thức điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 19/2021/TT-BTC.
Theo điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định:
Nguyên tắc giao dịch thuế điện tử
1. Người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử phải có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet, có địa chỉ thư điện tử, có chữ ký số theo quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc có số điện thoại di động được một công ty viễn thông ở Việt Nam cấp (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế trừ trường hợp người nộp thuế lựa chọn phương thức nộp thuế điện tử theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
2. Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
a) Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
c) Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ điểm b khoản này) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
d) Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
đ) Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
...
Như vậy, giao dịch thuế điện tử ngân hàng là giao dịch thuế điện tử thông qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
2 trường hợp tạm dừng giao dịch thuế điện tử ngân hàng từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
2 trường hợp tạm dừng giao dịch thuế điện tử ngân hàng từ 01/01/2025?
Theo điểm c khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định:
Sử dụng tài khoản thanh toán
...
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán đảm bảo nguyên tắc:
...
c) Chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức) với:
(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước của người đó đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(ii) Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc
(iii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc
(iv) Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;
...
Đồng thời, khoản 3 Điều 19 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Đảm bảo an toàn, bảo mật trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán
...
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi thời hạn hiệu lực giấy tờ tùy thân của chủ tài khoản và người liên quan trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán; thông báo cho khách hàng tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của giấy tờ tùy thân để kịp thời yêu cầu khách hàng cập nhật, bổ sung thông tin; tạm dừng giao dịch thanh toán, rút tiền trên tài khoản thanh toán đối với các trường hợp giấy tờ tùy thân của khách hàng hết hiệu lực hoặc hết thời hạn sử dụng.
Cùng với đó, khoản 3, khoản 4 Điều 23 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
...
3. Quy định tại điểm c khoản 5 Điều 17 áp dụng đối với tài khoản thanh toán của cá nhân và khoản 3 Điều 19 Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
4. Quy định tại điểm c khoản 5 Điều 17 Thông tư này áp dụng đối với tài khoản thanh toán của tổ chức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2025.
...
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2025, tài khoản thanh toán bị tạm dừng giao dịch cũng có nghĩa là sẽ bị tạm dừng giao thuế điện tử ngân hàng trong 2 trường hợp sau:
- Chủ Tài khoản chưa thực hiện xác thực thông tin sinh trắc học
- Chủ Tài khoản có Giấy tờ tùy thân hết hiệu lực, hết giá trị sử dụng (đối với tài khoản thanh toán của tổ chức sẽ là từ 01/07/2025).
- Trúng xổ số có phải nộp thuế TNCN không? Nộp thuế thu nhập cá nhân khi trúng xổ số được quy định như thế nào?
- Lãi suất ngân hàng tiền gửi tiết kiệm tháng 12 Vietcombank bao nhiêu? Lãi tiền gửi ngân hàng có chịu thuế TNDN?
- Hướng dẫn điền tờ khai bổ sung thuế GTGT theo Thông tư 80?
- Truyền nhận dữ liệu giữa cơ quan thuế và tổ chức được ủy nhiệm thu được quy định như thế nào?
- Thủ tục thêm tên vợ chồng vào sổ đỏ? Lệ phí cấp đổi sổ đỏ hiện nay là bao nhiêu?
- Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích việc ấn định thuế không?
- Công ty cung cấp dịch vụ dùng để khuyến mại có cần xuất hóa đơn không?
- Người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được hành nghề ở bao nhiêu đại lý thuế?
- Có bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước không?
- Bổ sung mã tiểu mục thuế TNDN theo quy định thuế tối thiểu toàn cầu theo Thông tư 84/2024?