05 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử? Nguyên tắc thay đổi sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử như thế nào?
Giao dịch thuế điện tử là gì?
Giao dịch thuế điện tử được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BTC là các giao dịch được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện bằng phương thức điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 19/2021/TT-BTC.
Trong đó, phạm vi điều chỉnh của Thông tư 19/2021/TT-BTC được quy định tại Điều 1 Thông tư 19/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với:
(1) Giao dịch trong lĩnh vực thuế giữa người nộp thuế với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử sau đây:
1.1 Người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm: đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiên chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế; miễn thuế, giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ và các hồ sơ, văn bản khác.
1.2 Cơ quan thuế thực hiện gửi các thông báo, quyết định và các văn bản khác theo quy định của Luật Quản lý thuế cho người nộp thuế.
1.3 Cơ quan thuế cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bao gồm: tra cứu thông tin của người nộp thuế; tra cứu thông tin người phụ thuộc; tra cứu nghĩa vụ thuế; cung cấp thông tin cho người nộp thuế; tiếp nhận và trả lời vướng mắc của người nộp thuế và các dịch vụ hỗ trợ khác.
(2) Giao dịch điện tử giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, với các tổ chức có liên quan trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin và giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 và theo cơ chế một cửa liên thông.
(3) Thủ tục, trình tự kết nối giữa Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế với hệ thống trao đổi thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
(4) Cung cấp, trao đổi thông tin phối hợp công tác bằng phương thức điện tử của cơ quan thuế với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế.
- Thông tư 19/2021/TT-BTC không điều chỉnh:
(1) Giao dịch điện tử về hóa đơn theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
(2) Giao dịch điện tử về thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.
(3) Giao dịch điện tử về thuế đối với hàng hóa ở khâu xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
Giao dịch thuế điện tử là gì? (Hình từ Internet)
05 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử?
05 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
Người nộp thuế có thể lựa chọn các phương thức sau đây để thực hiện giao dịch thuế điện tử thông qua:
Phương thức 1. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Phương thức 2. Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Phương thức 3. Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác (trừ Phương thức 2) đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Phương thức 4. Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Phương thức 5. Dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử.
Nguyên tắc thay đổi sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử như thế nào?
Nguyên tắc thay đổi sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC, cụ thể:
(1) Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được thực hiện giao dịch thuế điện tử theo phương thức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC mà không phải thực hiện đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
(2) Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC khi thay đổi phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì phải thực hiện đăng ký ngừng sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC và đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
(3) Người nộp thuế đã đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm c, đ khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC khi thay đổi phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì thực hiện đăng ký sử dụng phương thức giao dịch thuế điện tử theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC.
- Có thể khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi khi đã thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế không?
- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Chứng từ khấu trừ thuế TNCN gồm nội dung gì?
- Mẫu 01 NCCNN Tờ khai đăng ký thuế dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài mới nhất?
- Loại thuốc diệt cỏ nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường? Mức thuế bảo vệ môi trường với thuốc diệt cỏ là bao nhiêu?
- Xác định giá chuyển nhượng để tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thế nào?
- Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường là khi nào?
- Đối tượng nào sẽ không chịu thuế bảo vệ môi trường?
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là mẹ ruột cho người lao động nước ngoài gồm những gì?
- Người nộp thuế không đăng ký thuế có bị ấn định thuế không?
- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi nào?