Tài khoản 33311 là tài khoản gì? Hạch toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311) theo Thông tư 200 thế nào?
Tài khoản 33311 là tài khoản gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC về kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước như sau:
Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
…
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
…
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước
- Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu: Phản ánh số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Như vậy, tài khoản 3331 là tài khoản cấp 3 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Hạch toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311) theo Thông tư 200 thế nào?
Theo quy định tại tiết 3.1.1 điểm 3.1 khoản 3 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC bổ sung bởi khoản 2 Điều 16 Thông tư 177/2015/TT-BTC về kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311) như sau:
(1) Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ:
Khi xuất hóa đơn GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
(2) Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Kế toán được lựa chọn một trong 2 phương pháp ghi sổ sau:
- Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn, thực hiện như điểm a nêu trên;
- Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:
Nợ các TK 511, 515, 711
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
(3) Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có các TK 111, 112.
Tài khoản 33311 là tài khoản gì? Hạch toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311) theo Thông tư 200 thế nào? (Hình từ Internet)
Chữ viết sử dụng trong kế toán được quy định là tiếng gì?
Theo quy định tại Điều 11 Luật kế toán 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 về chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Tài liệu kế toán bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).
…
Như vậy, theo quy định trên thì chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp cần sử dụng tiếng nước ngoài trên báo cáo tài chính, phải đảm bảo sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Các tài liệu kế toán bằng tiếng nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Lịch bắn pháo hoa tỉnh Yên Bái Tết Âm lịch 2025? Cục Thuế tỉnh Yên Bái nằm ở đâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Tam Kỳ Quảng Nam? Địa chỉ Chi cục Thuế khu vực Tam Kỳ?
- Giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bến Tre? Trang web Cục Thuế Tỉnh Bến Tre?
- Thời gian địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Cần Thơ? Địa chỉ Cục Thuế Cần Thơ ở đâu?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk?
- Giờ bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2025 Hà Nội? Địa điểm bắn ở đâu?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Tỉnh Kiên Giang? Pháo hoa chịu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường 5%?
- Bạc Liêu bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 ở đâu, mấy giờ? Người dân có được bắn pháo hoa Bộ Quốc phòng? Pháo hoa Bộ Quốc phòng có chịu thuế GTGT?
- Thời gian địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2025 TP Huế? Pháo hoa có chịu thuế bảo vệ môi trường?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2025 Long An ở đâu?