Quy chế kiểm toán nội bộ gồm những gì? Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ?
Quy chế kiểm toán nội bộ gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ như sau:
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
1. Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
...
Như vậy, quy chế kiểm toán nội bộ gồm mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác;
Trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
Quy chế kiểm toán nội bộ gồm những gì? Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ?
Theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ như sau:
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
...
3. Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
4. Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Như vậy, Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ thuộc về:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
- Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
- Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định 3 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ bao gồm:
(1) Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
(2) Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
(3) Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
- Hà Nội tạm thời giữ nguyên biên chế công chức, viên chức 2025, cắt giảm 5% biên chế năm 2026? Cục Thuế TP Hà Nội được tổ chức bao nhiêu phòng?
- Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường do ai ban hành?
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh là bao lâu?
- Địa chỉ, số điện thoại các Chi cục Thuế thuộc Tỉnh Cà Mau? Cục Thuế Tỉnh Cà Mau thuộc cơ quan nào, vị trí và chức năng?
- Địa chỉ Chi cục Thuế quận Phú Nhuận ở đâu? Số điện thoại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận là gì?
- Thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp? Có bắt buộc hiệu đính thông tin đăng ký thuế không?
- Dịch vụ làm thủ tục về thuế là gì? Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa đại lý thuế và người nộp thuế phải thể hiện những gì?
- Thế nào là Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh? Tạm ngừng kinh doanh có nộp lệ phí môn bài không?
- Quy chế kiểm toán nội bộ gồm những gì? Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ?
- Điều kiện dự tuyển thi công chức thuế hiện nay là gì?