Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của những người nào?
Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của những người nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;
đ) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
2. Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị (nếu có).
3. Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.
4. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán. Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo kiểm toán ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, báo cáo kiểm toán có thể có chữ ký của những người có liên quan khác của đơn vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
5. Báo cáo kiểm toán hàng năm: Báo cáo kiểm toán hàng năm phải có chữ ký của người phụ trách kiểm toán nội bộ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Báo cáo kiểm toán hàng năm phải nêu rõ: kế hoạch kiểm toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.
Như vậy, báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của những người sau đây:
- Chữ ký Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán.
- Chữ ký của những người có liên quan khác của đơn vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Lưu ý: Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo kiểm toán ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ.
Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của những người nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo kiểm toán nội bộ sau khi lập xong có phải thực hiện lưu trữ không?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ
1. Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản, lưu theo trình tự để các cá nhân, tổ chức (có trình độ chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của đơn vị) có thẩm quyền khai thác có thể hiểu được các công việc, kết quả thực hiện cuộc kiểm toán.
2. Báo cáo kiểm toán và hồ sơ, tài liệu kiểm toán phải được lưu trữ tại đơn vị theo các quy định của pháp luật về lưu trữ.
Do vậy, báo cáo kiểm toán nội bộ sau khi lập xong phải thực hiện lưu trữ tại đơn vị theo các quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Kiểm tra viên chính thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thế nào, công việc ra sao?
- Mẫu 01-ĐK-TCT TT86 tờ khai đăng ký thuế dùng cho tổ chức áp dụng từ 06/2/2025? Cách viết mẫu 01-ĐK-TCT?
- Đại lý thuế phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước ai về nội dung dịch vụ đã cung cấp?
- 13 trường hợp phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế từ 6/2/2025?
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định dừng thu phí đường bộ từ 01/01/2025?
- Thông báo phạt nguội qua ứng dụng VNeTraffic? Tiền nộp phạt giao thông có khấu trừ thuế TNDN?
- Xem lịch âm 2025 - Lịch vạn niên 2025 - Lịch 2025 chi tiết cả năm? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Giỏ quà Tết có phải xuất hóa đơn?
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ điện tử phải bảo đảm yêu cầu gì?
- Điểm mới Nghị định 168/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 100 về xử phạt giao thông? Lệ phí sát hạch lái xe là bao nhiêu?
- Ghi sổ kế toán thuế nội địa là gì? Thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa phải đảm bảo điều gì?