3 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ là gì? Công tác kiểm toán nội bộ được thực hiện thế nào?
3 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ như sau:
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.
2. Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
3. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
Như vậy, 3 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ như sau:
- Tính độc lập
- Tính khách quan
- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.
3 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ là gì? Công tác kiểm toán nội bộ được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác kiểm toán nội bộ đối với các đối tượng được kiểm toán thực hiện thế nào?
Theo Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định công tác kiểm toán nội bộ được thực hiện như sau:
(1) Đối với cơ quan nhà nước
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị trực thuộc bao gồm cả đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ ở cơ quan nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc không tăng biên chế, không phát sinh đầu mối mới.
(2) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: có tổng quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của số người lao động hiện có (bao gồm: số biên chế có mặt, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ và lao động hợp đồng chuyên môn khác) trong một năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc sử dụng từ 200 người lao động trở lên phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
(3) Đối với các doanh nghiệp
- Các đơn vị phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:
+ Công ty niêm yết;
+ Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
+ Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Các doanh nghiệp không quy định trên được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
- Các doanh nghiệp quy định tại Điều này có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.
Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 05/2019/NĐ-CP
Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định dừng thu phí đường bộ từ 01/01/2025?
- Thông báo phạt nguội qua ứng dụng VNeTraffic? Tiền nộp phạt giao thông có khấu trừ thuế TNDN?
- Xem lịch âm 2025 - Lịch vạn niên 2025 - Lịch 2025 chi tiết cả năm? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Giỏ quà Tết có phải xuất hóa đơn?
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ điện tử phải bảo đảm yêu cầu gì?
- Điểm mới Nghị định 168/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 100 về xử phạt giao thông? Lệ phí sát hạch lái xe là bao nhiêu?
- Ghi sổ kế toán thuế nội địa là gì? Thông tin trên sổ kế toán thuế nội địa phải đảm bảo điều gì?
- Tiền đóng phạt xe ô tô doanh nghiệp vi phạm giao thông có trừ thuế TNDN không?
- Toàn văn Nghị định 166/2024/NĐ-CP về đăng kiểm xe cơ giới? Phí đăng kiểm xe năm 2025 quy định như thế nào?
- Mẫu giấy đi đường mới nhất cho kế toán file word? Cách viết giấy đi đường mới nhất 2025?
- Giảm 20% mức tỷ lệ % tính VAT theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP?