Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ điện tử phải bảo đảm yêu cầu gì?
Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ điện tử phải bảo đảm yêu cầu gì?
Theo Điều 24 Luật Hải quan 2014 quy định về hồ sơ hải quan như sau:
Hồ sơ hải quan
1. Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;
b) Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử.
Nếu là chứng từ điện tử thì phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ điện tử phải bảo đảm yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là bao lâu?
Theo Điều 25 Luật Hải quan 2014 quy định về thời hạn nộp hồ sơ hải quan cụ thể như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
1. Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
c) Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.
2. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
3. Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
a) Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Theo đó thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Hải quan 2014 quy định địa điểm làm thủ tục hải quan, cụ thể:
Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
2. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
3. Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
...
Theo đó địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, phương tiện vận tải.
- Không cài dây an toàn trên xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Áp dụng tỷ giá nào khi phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ?
- Thay đổi vốn điều lệ nhưng không thay đổi bậc thuế môn bài 2025 thì có nộp lại tờ khai không?
- Kỳ kế toán tháng là gì? Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định thế nào?
- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm những gì? Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được quy định thế nào?
- Mẫu tờ khai đăng ký thuế dùng cho người nộp thuế là cá nhân kinh doanh không trực tiếp đăng ký thuế theo Thông tư 86?
- Tăng thuế suất xuất khẩu lên 20% từ năm 2025 đối với những mặt hàng nào?
- Mẫu Tờ khai đăng ký thông tin sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công mới nhất 2025?
- Địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài 2025 bao nhiêu?
- Thay đổi vốn nhưng không thay đổi bậc thuế môn bài thì chọn kê khai 2025 lần đầu hay bổ sung?