Không cài dây an toàn trên xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Không cài dây an toàn trên xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về quy tắc chung khi tham gia giao thông như sau:
Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
Theo đó, người tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các quy tắc chung về giao thông đường bộ. Một trong số quy tắc chung đó có nêu về dây đai an toàn phải được bảo đảm khi tham gia giao thông như sau:
Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
Do đó, khi tham gia giao thông với lỗi không cài dây an toàn thì sẽ áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định cụ thể tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Như vậy, mức phạt đối với hành vi không cài dây an toàn trên xe ô tô theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP cụ thể:
Đối tượng | Lỗi vi phạm | Mức xử phạt | Mức trừ điểm GPLX | Cơ sở pháp lý |
Người điều khiển xe ô tô | Không thắt dây đai an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường | Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng | không trừ | điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Người điều khiển xe ô tô | Chở người trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy | Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng | không trừ | điểm l khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Người được chở trên xe ô tô tại vị trí có trang bị dây đai an toàn | Không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy | Từ 350.000 đồng đến 400.000 đồng | không trừ | khoản 4 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP |
Mức phạt đối với hành vi không cài dây an toàn trên xe ô tô theo Nghị định 168 là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Xe ô tô từ 4-7 chỗ đóng phí sử dụng đường bộ với mức phí là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ bao gồm:
Đối tượng chịu phí
1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), kiểm định để lưu hành (được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường), bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô).
2. Xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
a) Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.
b) Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
c) Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
...
Theo đó, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký kiểm định để lưu hành bao gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là ô tô)
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định về mức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP như sau:
Như vậy, xe ô tô 4-7 chỗ đóng phí sử dụng đường bộ với mức phí thu theo từng tháng cụ thể:
- Mức thu 01 tháng: 130.000 đồng
- Mức thu 03 tháng: 390.000 đồng
- Mức thu 06 tháng: 780.000 đồng
- Mức thu 12 tháng: 1.560.000 đồng
- Mức thu 18 tháng: 2.280.000 đồng
- Mức thu 24 tháng: 3.000 đồng.
* Lưu ý:
- Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 92% mức phí của 01 tháng trong Biểu mức thu.
- Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng trong Biểu mức thu.
- Thời gian tính phí theo Biểu nêu trên tính từ khi đăng kiểm xe, không bao gồm thời gian của chu kỳ đăng kiểm trước.
- Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí của chu kỳ trước thì phải nộp bổ sung tiền phí của chu kỳ trước, số tiền phải nộp = Mức thu 01 tháng x Số tháng phải nộp của chu kỳ trước.
- Huân chương lao động hạng 3 là gì? Tiền thưởng kèm theo Huân chương lạo động hạng 3 có chịu thuế TNCN không?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành phố trên cả nước của cán bộ, công chức? Mua pháo hoa Tết có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Lỗi vi phạm giao thông nào đến ngày 01/01/2026 mới bị xử phạt theo Nghị định 168?
- Quyết định cưỡng chế phong tỏa tài khoản phải được ban hành tại các thời điểm nào?
- Mã số thuế đã cấp có được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác hay không?
- Cá nhân hoạt động kinh doanh không thường xuyên nộp thuế môn bài 2025 bao nhiêu?
- Kiểm toán viên cho người khác sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề kiểm toán bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung theo Thông tư 200 có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
- Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Phí trọng tài thương mại bao gồm những khoản nào?
- Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán nhà nước là bao lâu? Hồ sơ kiểm toán nhà nước được tiêu hủy khi nào?