Phân chia bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam như thế nào? Tăng lương cơ sở thì mức đóng thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng đúng không?
Phân chia bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam như thế nào?
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam là một loại bản đồ thể hiện thông tin về địa giới hành chính của các tỉnh thành trên cả nước. Bản đồ này thường được sử dụng để tra cứu thông tin về diện tích, địa phận, điều kiện xã hội, giao thông của các tỉnh thành.
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam thường được thể hiện dưới dạng bản đồ nền màu, trong đó các tỉnh thành được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau. Các thông tin về diện tích, địa phận, điều kiện xã hội, giao thông của các tỉnh thành thường được thể hiện bằng các ký hiệu, chữ viết, số liệu.
Tính đến thời điểm này, về mặt hành chính, quốc gia Việt Nam được chia thành 63 tỉnh thành với 3 miền và 6 vùng kinh tế với những đặc điểm riêng về địa hình, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Với bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam, cụ thể:
[1] 3 miền và 6 vùng kinh tế của Việt Nam
- Việt Nam được chia thành 3 miền địa lý chính, đó là:
Miền Bắc: Gồm 25 tỉnh thành: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Miền Trung: Gồm 19 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Miền Nam: Gồm 19 tỉnh thành: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau và 02 thành phố trực thuộc Trung ương là: TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
- Ngoài ra, Việt Nam còn được chia thành 6 vùng kinh tế trọng điểm, đó là:
Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
Lưu ý:
Mặc dù trước đó đã có nhiều đề xuất chia cả nước thành 7 vùng kinh tế trọng điểm chứ không phải là 6 vùng kinh tế trọng điểm như hiện nay.
Tuy nhiên, vùng kinh tế trọng điểm thứ 7, đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội.
Phân chia bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam như thế nào? Tăng lương cơ sở thì mức đóng thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng đúng không? (Hình từ Internet)
Mức lương cơ sở qua từng thời kỳ là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương cơ sở mới nhất được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, để được mức lương cơ sở là 2.340.000 thì trước đó đã từng có nhiều mức lương cơ sở khác nhau.
Dưới đây là mức lương cơ sở qua từng thời kỳ:
Thời gian áp dụng | Mức lương cơ sở (đồng/tháng) | Căn cứ pháp lý |
Từ ngày 01/07/2024 đến nay | 2.340.000 đồng/tháng | |
Từ 01/7/2023 đến hết 31/06/2024 | 1.800.000 đồng/tháng | |
Từ 01/7/2019 đến hết 30/6/2023 | 1.490.000 đồng/tháng | |
Từ 01/7/2018 đến hết 30/6/2019 | 1.390.000 đồng/tháng | |
Từ 01/7/2017 đến hết 30/6/2018 | 1.300.000 đồng/tháng | |
Từ 01/5/2016 đến hết 30/6/2017 | 1.210.000 đồng/tháng | |
Từ 01/7/2013 đến hết 30/4/2016 | 1.150.000 đồng/tháng | |
Từ 01/5/2012 đến hết 30/6/2013 | 1.050.000 đồng/tháng | |
Từ 01/5/2011 đến hết 30/4/2012 | 830.000 đồng/tháng | |
Từ 01/5/2010 đến hết 30/4/2011 | 730.000 đồng/tháng | |
Từ 01/5/2009 đến hết 30/4/2010 | 650.000 đồng/tháng | |
Từ 01/01/2008 đến hết 30/4/2009 | 540.000 đồng/tháng | |
Từ 01/10/2006 đến hết 31/12/2007 | 450.000 đồng/tháng | |
Từ 01/10/2005 đến hết 30/9/2006 | 350.000 đồng/tháng | |
Từ 01/10/2004 đến hết 30/9/2005 | 290.000 đồng/tháng | |
Từ 01/01/2001 đến hết tháng 12/2003 | 210.000 đồng/tháng | |
Từ 01/01/2000 đến hết 31/12/2000 | 180.000 đồng/tháng | |
Từ 01/01/1997 đến hết 31/12/1999 | 144.000 đồng/tháng | |
Từ 01/04/1993 đến hết 31/12/1996 | 120.000 đồng/tháng | |
Từ 01/01/1989 đến hết 31/03/1993 | 22.500 đồng/tháng | |
Từ 01/09/1985 đến 31/12/1988 | 220 đồng/tháng |
Tăng lương cơ sở thì mức đóng thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng đúng không?
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp trên thu nhập của cá nhân.
Tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định thì mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Theo đó, hiện lương cơ sở đã tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2.340.000 đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024 theo khoản khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 7, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được xác định theo công thức sau:
Mức đóng thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Để tính được số thuế TNCN phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, mà:
Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
- Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định mức lương cơ sở dùng để xác định trực tiếp tiền lương nên tăng lương cơ sở lên 2.340.000 đồng thì tiền lương cũng sẽ tăng. Kéo theo đó, thu nhập tính thuế cũng sẽ tăng.
Thu nhập tính thuế tăng dẫn đến mức đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ tăng.
Như vậy, khi tăng lương cơ sở thì mức đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ tăng.
- Phân chia bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam như thế nào? Tăng lương cơ sở thì mức đóng thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng đúng không?
- Việt Nam công nhận 02 quốc tịch đối với trường hợp nào? Phí xin xác nhận là công dân có quốc tịch Việt Nam?
- Tổng hợp các lỗi vi phạm bị trừ 02 điểm giấy phép lái xe ô tô 2025 theo Nghị định 168?
- Ví dụ tính thuế TNCN theo lũy tiến từng phần mới nhất năm 2025?
- Mẫu 05-ĐK-TH-TCT theo Thông tư 86 Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công tải ở đâu?
- Phí cấp bản sao sổ đỏ năm 2025 là bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp mới thành lập thì kỳ kế toán nào được phép cộng dồn với kỳ kế toán kế tiếp?
- Mức thu lệ phí môn bài năm 2025 đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản là bao nhiêu?
- Người tiếp công dân của cơ quan Tổng cục Thuế có những quyền và trách nhiệm gì?
- Cơ cấu thành phần Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế bao gồm những gì? Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế có nhiệm vụ và quyền hạn gì?