Nội dung kiểm toán nhà nước năm 2025 bao gồm những gì?
Nội dung kiểm toán nhà nước năm 2025 bao gồm những gì?
Theo Điều 32 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về nội dung kiểm toán nhà nước như sau:
Nội dung kiểm toán
1. Nội dung kiểm toán bao gồm:
a) Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;
b) Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;
c) Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.
Như vậy, nội dung kiểm toán nhà nước năm 2025 bao gồm:
- Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;
- Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;
- Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
Nội dung kiểm toán nhà nước năm 2025 bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Đơn vị được kiểm toán có nghĩa vụ giải trình vấn đề do Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu liên quan đến nội dung kiểm toán?
Theo khoản 4 Điều 57 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán như sau:
Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
1. Chấp hành quyết định kiểm toán.
2. Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện, quyết toán vốn, quản lý dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán nhà nước theo yêu cầu.
3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
4. Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu liên quan đến nội dung kiểm toán.
...
Như vậy, đơn vị được kiểm toán có nghĩa vụ giải trình vấn đề do Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu liên quan đến nội dung kiểm toán.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm toán nhà nước?
Theo Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước năm 2025:
(1) Các hành vi bị nghiêm cấm đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
- Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
- Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
(2) Các hành vi bị nghiêm cấm đối với đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán
Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
- Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
- Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
đ) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
(3) Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
- Trường hợp nào được gộp kỳ kế toán năm trước với kỳ kế toán năm sau?
- Hướng dẫn hạch toán lệ phí môn bài theo Thông tư 200?
- Khi nào nộp 50% mức thuế môn bài 2025 phải nộp cả năm?
- Hồ sơ kiểm toán nhà nước chỉ được khai thác khi nào năm 2025?
- Thông tư 105/2020/TT-BTC còn hiệu lực không? Áp dụng đến khi nào?
- Huân chương lao động hạng 3 là gì? Tiền thưởng kèm theo Huân chương lạo động hạng 3 có chịu thuế TNCN không?
- Thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành phố trên cả nước của cán bộ, công chức? Mua pháo hoa Tết có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
- Lỗi vi phạm giao thông nào đến ngày 01/01/2026 mới bị xử phạt theo Nghị định 168?
- Quyết định cưỡng chế phong tỏa tài khoản phải được ban hành tại các thời điểm nào?
- Mã số thuế đã cấp có được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác hay không?