Nguyên tắc xuất hóa đơn hàng hóa quy định thế nào?
Nguyên tắc xuất hóa đơn hàng hóa quy định thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
2. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Theo đó, khi bán hàng hóa người bán phải xuất hóa đơn hàng hóa để giao cho người mua kể cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa).
Nguyên tắc xuất hóa đơn hàng hóa quy định thế nào?
Thời điểm xuất hóa đơn hàng hóa là khi nào?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
...
Theo đó, thời điểm xuất hóa đơn hàng (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Lưu ý: Trường hợp giao hàng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa được giao tương ứng.
Một số trường hợp đặc biệt, thời điểm xuất hóa đơn hàng hóa thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm gì đối với hóa đơn bán hàng hóa?
Tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử
...
2. Cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
b) Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
c) Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.
3. Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng chứng từ điện tử trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;
b) Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.
Như vậy, theo quy định trên thì Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng chứng từ điện tử trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;
Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.
- Cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế không?
- Người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế là ai?
- Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh gồm những giấy tờ gì mới nhất 2025?
- Xem toàn văn Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi mới nhất?
- Hộ kinh doanh nhập khẩu trái cây bán ngày tết thì phải nộp những loại thuế nào?
- Đại lý thuế bị thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế trong trường hợp nào?
- Cá nhân có được cho người khác sử dụng mã số thuế cá nhân của mình không?
- Hội đồng tư vấn thuế tái lập lại khi nào?
- Mẫu hóa đơn điện tử bán tài sản công mới nhất 2025?
- Chi phí hỗ trợ phương tiện cho công nhân về quê ăn Tết có được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không?