Lập khống chứng từ kế toán là gì? Lập khống chứng từ kế toán bị xử phạt hành chính như thế nào?

Hành vi lập khống chứng từ kế toán là gì? Hành vi lập khống chứng từ kế toán sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Lập khống chứng từ kế toán là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật kế toán 2015 quy định về khái niệm chứng từ kế toán như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.
3. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
...

Ngoài ra, theo khoản 1 và 2 Điều 13 Luật Kế toán 2015 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
...

Từ quy định nêu trên, thì chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Hành vi giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác là hành vi bị nghiêm cấm.

Như vậy, hành vi lập khống chứng từ kế toán được hiểu là hành vi cố tình lập các giấy tờ tài chính không có thật để làm căn cứ ghi sổ kế toán để chiếm đoạt và chi tiêu cho mục đích cá nhân. Và lập khống chứng từ kế toán là hành vi vi phạm pháp luật.

Lập khống chứng từ kế toán là gì? Lập khống chứng từ kế toán bị xử phạt hành chính như thế nào?

Lập khống chứng từ kế toán là gì? Lập khống chứng từ kế toán bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Lập khống chứng từ kế toán bị xử phạt hành chính như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Đồng thời, theo điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy đinh:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
...

Như vậy, hành vi lập khống chứng từ kế toán sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

- Đối với cá nhân bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Đối với tổ chức bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo.

Chứng từ kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán như thế nào? Có được tẩy xóa chứng từ kế toán không?
Pháp luật
Lập khống chứng từ kế toán là gì? Lập khống chứng từ kế toán bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Pháp luật
Người được ủy quyền có được ký thừa ủy quyền của người đứng đầu doanh nghiệp trong chứng từ kế toán không?
Pháp luật
Mẫu Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Excel 2025 Thông tư 200? Tại sao phải lập Bảng kê trích nộp các khoản theo lương?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch