Khi nào có kết luận thanh tra thuế? Người ra quyết định thanh tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Khi nào có kết luận thanh tra thuế?
Căn cứ Điều 119 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về kết luận thanh tra thuế như sau:
Kết luận thanh tra thuế
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận, quyết định xử lý, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận, quyết định xử lý.
Theo đó, trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế (trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền), người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế.
Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau:
- Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
- Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Khi nào có kết luận thanh tra thuế? Người ra quyết định thanh tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Người ra quyết định thanh tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 116 Luật Quản lý thuế 2019, người ra quyết định thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, quyết định thanh tra thuế;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;
- Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;
- Đình chỉ, thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi phát hiện trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có liên quan đến đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
- Kết luận về nội dung thanh tra thuế;
- Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết;
- Áp dụng các biện pháp quy định tại các điều 121, 122 và 123 Luật Quản lý thuế 2019;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
Khi nào thực hiện thanh tra thuế?
Căn cứ Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp thanh tra thuế như sau:
Các trường hợp thanh tra thuế
1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
Theo đó, phải thực hiện thanh tra thuế trong những trường hợp sau đây:
- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
- Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
- Tài khoản 811 có bao nhiêu tài khoản cấp 2 theo Thông tư 174?
- Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển nhượng vốn như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại tổ chức từ 06/02/2025?
- Ngày 26 Tết là ngày mấy Dương lịch? Cơ quan thuế có làm việc vào ngày 26 Tết không?
- Đề xuất học sinh hút thuốc lá điện tử sẽ bị gửi thông báo về trường học? Con trên 18 tuổi nhưng còn đi học THPT thì có được làm người phụ thuộc?
- Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương tháng 13 là khi nào?
- Link nộp thuế môn bài online năm 2025 và hướng dẫn cách nộp thuế môn bài online chi tiết nhất?
- Hạn nộp thuế môn bài 2025 là khi nào? Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu?
- Mẫu đơn đề nghị gia hạn nộp thuế theo Thông tư 80 là mẫu nào? Tải mẫu đơn đề nghị gia hạn nộp thuế?
- Hoạt động bảo lãnh điện tử mới nhất có hiệu lực từ 01/4/2025?