Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải có mã QR không?
Hóa đơn điện tử là gì? Khi nào cần lập hóa đơn điện tử?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
...
Theo đó, hóa đơn điện tử được hiểu là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế kể cả trường hợp được tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử được chia thành 02 loại cụ thể như sau:
(1) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
(2) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế;
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử cụ thể như sau:
(1) Đối với bán hàng hóa thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
(2) Đối với cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền;
(3) Đối với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng;
(4) Và một số trường hợp cụ thể khác được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
Như vậy, lập hóa đơn điện tử khi thuộc vào một trong các trường hợp và thời điểm xác lập được chia thành từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải có mã QR không? (Hình từ internet)
Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải có mã QR không?
Mã QR hay còn gọi là mã xác thực là một trong những thông tin hiển thị trên hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử khi có mã QR được xem là hóa đơn xác thực là loại hóa đơn được cấp mã xác thực từ hệ thống của cơ quan quản lý thuế.
Mã QR trên hóa đơn là một loại mã vạch mà thông qua đó có thể kiểm tra nhanh chóng thông tin trên hóa đơn sau khi thực hiện quét mã vạch đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nội dung của hóa đơn bao gồm các thông tin như sau:
(1) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, trong đó:
- Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này được thể hiện trên mỗi hóa đơn;
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
(2) Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
(3) Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số;
(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
(5) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
(6) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
(7) Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua;
(8) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
Như vậy, thông tin trên hóa đơn điện tử bao gồm 08 thông tin trên và do đó thông tin về mã QR trên hóa đơn điện tử thì không bắt buộc phải có mã QR hiển thị trên hóa đơn điện tử.
- Không phải nộp tờ khai thuế TNCN khi không phát sinh khấu trừ thuế TNCN đúng không?
- Chứng từ để hạch toán Tài khoản 333 - Thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền chậm nộp và thu khác là gì?
- Mất giấy chứng nhận đăng ký thuế được cấp lại trong bao nhiêu ngày?
- Mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế theo Thông tư 80 sử dụng mẫu nào?
- Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có tên miền là gì? Thủ tục thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp năm 2025?
- Hàng thừa kế thứ 1 gồm những ai? Nhận thừa kế là tiền mặt thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- Hồ sơ kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 gồm những thành phần nào? Mức trích nộp đảng phí mới nhất?
- Mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai năm 2025?
- Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì có cần nộp hồ sơ khai thuế GTGT không?
- Chậm nộp tờ khai thuế 01 ngày bị xử phạt hành chính như thế nào?