Đơn vị phụ thuộc là gì? Khi chấm dứt hoạt động, đơn vị phụ thuộc phải thực hiện các thủ tục gì với cơ quan thuế?

Đơn vị phụ thuộc là gì? Khi ngừng hoạt động, đơn vị phụ thuộc phải thực hiện thủ tục gì với cơ quan thuế? Thủ tục đó thực hiện như thế nào?

Đơn vị phụ thuộc là gì?

Theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:

- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Theo quy định nêu trên thì có thể thấy chi nhánh và văn phòng đại diện là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Đơn vị phụ thuộc là gì? Khi chấm dứt hoạt động, đơn vị phụ thuộc phải thực hiện các thủ tục gì với cơ quan thuế?

Đơn vị phụ thuộc là gì? Khi chấm dứt hoạt động, đơn vị phụ thuộc phải thực hiện các thủ tục gì với cơ quan thuế?

Đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động cần làm thủ tục gì với cơ quan thuế?

Thep khoản 1 Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:

Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
4. Việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

Như vậy, đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động thì phải thực hiện thủ tục đăng ký chấm dứt hoạt động với cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nhằm chấm dứt hiệu lực mã số thuế (MST) đối với đơn vị phụ thuộc.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST của đơn vị phụ thuộc như thế nào?

Căn cứ theo mục 4 Chương II Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ, thủ tục thực hiện việc chấm dứt hiệu lực MST như sau:

(1) Thành phần hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế:

- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực MST mẫu số 24/ĐK-TCT tại đây

- Bản sao quyết định hoặc thông báo chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc, bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị phụ thuộc của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc đã được cấp MST 13 chữ số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động gửi cho các đơn vị phụ thuộc để yêu cầu đơn vị phụ thuộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực MST với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc trước khi chấm dứt hiệu lực MST của đơn vị chủ quản.

- Trường hợp đơn vị phụ thuộc chấm dứt hiệu lực MST nhưng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đơn vị chủ quản có văn bản cam kết chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ khoản nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc gửi cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc với cơ quan thuế quản lý các nghĩa vụ thuế của đơn vị phụ thuộc sau khi MST của đơn vị phụ thuộc đã chấm dứt hiệu lực.

(2) Thành phần hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp:

- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực MST mẫu số 24/ĐK-TCT tại đây

- Bản sao quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đơn vị phụ thuộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác thì được cấp mã số thuế bao nhiêu chữ số?
Pháp luật
Đơn vị phụ thuộc là gì? Khi chấm dứt hoạt động, đơn vị phụ thuộc phải thực hiện các thủ tục gì với cơ quan thuế?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch