Hồ sơ đề nghị miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh gồm những gì?

Hồ sơ và thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh?

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có được miễn thuế không?

Tại khoản 23 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng được miễn thuế như sau:

Miễn thuế
22. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.
23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
24. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh là một trong những đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) cũng quy định như sau:

Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 23 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
b) Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh được miễn thuế nhập khẩu;

Như vậy, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh sẽ được miễn thuế xuất nhập khẩu kể cả hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Hồ sơ, thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh?

Hồ sơ, thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định hồ sơ đề nghị miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, gồm:

- Công văn đề nghị miễn thuế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc bộ hoặc cấp tương đương trong đó nêu rõ tình hình thiệt hại do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh gây ra trên địa bàn: 01 bản chính;

- Danh mục hàng hóa nhập khẩu trực tiếp phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh theo Mẫu số 04 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính;

- Quyết định công bố dịch bệnh của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa để khắc phục dịch bệnh: 01 bản chụp.

Thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 28 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP), thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh như sau:

- Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị miễn thuế theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 28 Nghị định 134/2016/NĐ-CP cho Bộ Tài chính.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị miễn thuế, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị miễn thuế và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định kèm theo Danh mục hàng hóa đề nghị miễn thuế.

Đối với trường hợp đặc biệt khác cần xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, thời hạn thẩm định hồ sơ có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị miễn thuế.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ có quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Mẫu số 23 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP hoặc có văn bản không đồng ý miễn thuế gửi cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị miễn thuế.

- Căn cứ Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hàng hóa nào chịu thuế xuất nhập khẩu?

Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Tuy nhiên, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Thủ tục miễn thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh gồm những gì?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch